Sầu riêng "chạy trái" cần quan tâm các vấn đề như tưới nước, bón phân, quản lý đọt... để tăng tốc độ lớn trái và chống rụng. Chi tiết từng thao tác là gì, mời nhà nông cùng An Phát Nông tham gia thảo luận trong bài viết sau đây.
Ảnh: sầu riêng chạy trái khỏe, dáng đẹp, gai đều
Trái sầu riêng có 3 giai đoạn phát triển chính. Tăng trưởng chậm trong khoảng 30 ngày đầu sau khi đậu trái. Giai đoạn này trái chỉ tăng trưởng kích thước, phát triển vỏ và hình thành hạt. Trái tăng trưởng nhanh khi bắt đầu hình thành cơm từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, sau đó trái hầu như đã trưởng thành, không tiếp tục lớn nữa mà chuyển sang thời kỳ chín.
CHẠY TRÁI LÀ GÌ?
“Chạy trái” là cụm từ chưa được đề cập nhiều trong sách vở, chủ yếu là truyền miệng nhằm chỉ ra thời điểm trái từ dứt nhụy đến khoảng 1 tháng tuổi. Tạm hiểu thì chạy không phải là tốc độ lớn trái nhanh mà là chạy trong “chạy đua”, có “người” vượt qua được từng cột mốc và tiến đến đích, đồng thời cũng có “người” bị rớt lại. Tùy địa phương, tùy khu vực mà lý giải và tên gọi có thể khác nhau.
Ảnh: trái sầu riêng bị đảo thải
Giai đoạn chạy trái rất nhạy cảm do sinh lý thay đổi, chuyển từ mang bông sang nuôi trái, đồng thời để đào thải bớt những trái không được thụ phấn, số lượng trái quá lớn so với khả năng nuôi của cây mẹ, cạnh tranh các cổ trái lớn - nhỏ thì hormone ức chế trong cây cũng được tổng hợp nhiều.
Thời điểm “hỗn tạp” này, nếu có một thay đổi nhỏ từ môi trường cũng sẽ làm tình trạng rụng trở nên nghiêm trọng. Có thể nói, thành bại của một vụ sầu riêng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn chạy trái.
NƯỚC TƯỚI
Cây cần nước để hấp thu phân bón, thực hiện luân chuyển nhựa, xả nhiệt quanh rễ và nhiều chức năng sinh lý khác. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước có thể gây đi đọt, dẫn đến cạnh tranh và rụng trái non.
Làm nghịch vụ, thời điểm xổ nhụy nhà vườn thường có tủ bạt 7/3 hoặc 6/4 cho vườn cây. Khi đậu trái rồi, nhà vườn nên hé bạt và nhấp nước lại. Lượng nước ban đầu đưa lại cho cây từ 30%, sau đó gia tăng từ từ qua các ngày.
Vị trí là tưới xung quanh tán, nơi tập trung nhiều rễ cám, tránh tưới trong gốc cây sẽ không hấp thu được mà còn dễ dẫn đến xì mủ.
CHẾ ĐỘ PHÂN BÓN
Không sử dụng các dòng 3 số hay đạm cao ở thời điểm chạy trái vì dễ làm xì đọt dẫn đến rụng.
Chạy trái chủ yếu là cung cấp Kali - Canxi - Boron cho sự dẻo dai của cuống hoa và thuận tiện cho việc hình thành vách tế bào của vỏ trái và hạt. Ngoài ra để hạn chế sự đi đọt, NPK kali cao cũng được ứng dụng vào thời điểm này.
- Khi dứt nhụy 80%, bà con thường bón một gốc 300 gram 12 - 11 - 18 + 200 gram K - Ca - B
Bên trên phun bộ hỗ trợ bằng nhóm điều hòa sinh trưởng kết hợp trung vi lượng để thắt chặt tầng rời.
Ảnh: bộ 3 chống rụng bút chì - tăng chạy trái
ĐỌT
Thực tế khi chuyển qua trồng sầu riêng, nhà vườn thường tỏ ra bối rối mỗi khi nhắc đến đọt. Theo đặc tính của cây, khi đọt non xuất hiện cây sẽ ưu tiên lá mà “bỏ” trái.
Mặc dù cử phân bên dưới đã khống chế quá trình đi đọt rồi. Tuy nhiên còn các ảnh hưởng khác khiến sầu riêng đi đọt như chu kỳ đi đọt sinh lý, tương quan lượng mưa, nước tưới, tiết đọt. Nếu thấy mũi giáo sáng, bà con nên áp dụng chặn đọt ngay, nhất là các giống mẫn cảm như Monthong, Musang King thì không nên chờ đến khi mở lá.
- Công thức chặn đọt khi mũi giáo vừa sáng: 1 lít Vill 10 + 500 ml Nano K++ cho 200 lít nước
- Công thức chặn đọt khi lá sắp mở: 1 lít Vill 10 + 500ml Arigold 620 cho 200 lít
Nếu đọt đi mạnh, bà con cộng thêm mỗi phuy 1 hủ MKPI
Kính chúc bà con thành công trong sản xuất!
Mọi thông tin tư vấn về kỹ thuật sầu riêng, kính mời bà con liên hệ về các số điện thoại sau đây
- Tổng đài chăm sóc khách hàng: 0965 890 388
- Kỹ sư Phi Hùng: 0965 570 439