4 NGUYÊN TẮC PHÂN BIỆT CÁC KIỂU VÀNG LÁ

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0974 890 388 - 0965 890 388

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

4 NGUYÊN TẮC PHÂN BIỆT CÁC KIỂU VÀNG LÁ
Ngày đăng: 11/02/2025 03:19 PM

Vàng lá là biểu hiện phổ biến trên ruộng lúa nhất là những ngày sau Tết Nguyên Đán. 

 

Nhận định này chưa hoàn toàn đúng bởi thực tế vàng lá có nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều cần thiết là chúng ta phải biết cách phân biệt để chẩn đoán chính xác từ đó có cách khắc phục hiệu quả nhất.

 

Hãy cùng phân biệt vàng lá dựa vào 4 nguyên tắc sau đây. Nhà nông cần xác định:

1. Vị trí vàng trên cây lúa: vàng chóp/vàng chân/vàng vị trí bất định

2. Quy mô: vàng cả đồng hay cục bộ ruộng nhà

3. Vị trí vàng trên ruộng: chỗ lung/chỗ gò/rải rác

4. Các vấn đề liên quan: thời tiết/giống lúa/các loại thuốc phun…
 

Với những ruộng lúa bị vàng lá ở vị trí chóp lá có thể do những nguyên nhân sau:

  • Nếu quy mô vàng chóp chỉ cục bộ trên ruộng nhà hoặc theo lối phun thì khả năng cao do nhà nông phun chế phẩm quá nóng (các dạng nhũ dầu EC) hoặc nồng độ chế phẩm chưa hợp lý.
  • Nếu vàng đỏ chóp lá xảy ra trên quy mô rộng cả cánh đồng, lúc này nên xem xét vấn đề thời tiết.

 Nhiệt độ về đêm và sáng sớm trong vụ Đông Xuân rơi vào khoảng lạnh sâu khiến những tế bào ở phần chóp lá bị oxi hoá dẫn đến đỏ đầu lá. Đây được gọi là vàng lá sốc nhiệt. Sẽ có ruộng bị nhiều, ruộng ít tuỳ theo sức khoẻ của từng ruộng lúa nhưng nhìn chung dễ dàng nhận thấy khi quy mô đỏ đầu lá diễn ra trên diện rộng.

  • Còn một phần nhỏ trường hợp vàng đỏ đầu lá do bọ trĩ. Thường xuất hiện ở những ruộng lúa nhỏ hơn 20 ngày tuổi và kiểm tra lá sẽ thấy ấu trùng, thành trùng trên lá.

 

 

Với những ruộng lúa xảy ra tình huống vàng lá chân, lá ngọn còn xanh khoẻ, nhà nông cần quan sát thêm biểu hiện để chẩn đoán chính xác:

  • Phổ biến nhất là tình trạng ruộng lúa thiếu các nguyên tố đa lượng. Nếu lá lúa có các biểu hiện như vàng úa là do thiếu đạm, vàng 2 bìa lá do thiếu Kali, vàng tím do thiếu lân.
  • Tình huống thứ 2 là vàng lá chân do ruộng lúa bị cạnh tranh dinh dưỡng với các đối tượng như rầy phấn, rầy nâu, tuyến trùng. Trong đó dễ thấy nhất là rầy phấn những ngày nắng ráo. Chúng hút dinh dưỡng cây lúa nên dần chuyển sang vàng cả ruộng. Với những đối tượng này dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát thành trùng, ấu trùng hoặc biểu hiện bướu rễ (tuyến trùng) trên ruộng lúa.
  • Thứ 3 có thể do ruộng lúa bị ngộ độc. Trường hợp này xảy ra cục bộ trên những chỗ trũng hoặc gò trên ruộng. Kiểm tra bằng cách nhổ cây lúa quan sát bộ rễ.

Với trường hợp ngộ độc phèn sắt rễ có xu hướng xù xì nhuốm vàng, lá lúa màu vàng tím. Ngộ độc phèn nhôm gốc và thân cứng, lá chân màu vàng cam, lá đọt có xu hướng bẹt ra 2 bên. Với ngộ độc hữu cơ bộ rễ đặc trưng với biểu hiện thúi đen.

 

 

Khi có biểu hiện vàng lá ở vị trí bất kỳ trên lá lúa, có thể do các nguyên nhân sau:
 

Thường rơi vào tình huống ruộng lúa nhiễm bệnh.

  • Bệnh vàng lá chín sớm khi kiểm tra sẽ có đốm vàng và kéo vệt dài trên lá, nếu nặng có thể nhuốm vàng cả lá.
  • Bệnh sọc trong do vi khuẩn cũng có khả năng khiến lá bị vàng với những sọc nhỏ li ti song song gân lá.
  • Theo kinh nghiệm nhà nông, vẫn còn trường hợp vàng toàn cây xảy ra cục bộ. Đó là trường hợp sét đánh cục bộ vài chỗ trên ruộng khiến cây vàng khô và chết. Tuy nhiên đây là trường hợp hiếm thường xuất hiện giai đoạn giao mùa.

 

Tận tâm trong từng giải pháp 

An Phát Nông:  An Tâm - Phát Triển - Nông Nghiệp

Liên hệ tư vấn kỹ thuật: 0974 890 388 - 0939 789 971

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN KỸ THUẬT

Hotline