AW-16753168237

BẢO VỆ LỚP PHẤN TỰ NHIÊN TRÊN VỎ SẦU RIÊNG

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

BẢO VỆ LỚP PHẤN TỰ NHIÊN TRÊN VỎ SẦU RIÊNG
Ngày đăng: 23/07/2024 02:00 PM

        Sầu riêng và nhiều loại cây ăn trái khác đều có lớp phấn tự nhiên để bảo vệ nó tránh được tác động bất lợi của thời tiết và xâm nhiễm của bệnh hại. Nếu vì vô tình hay cố ý mà làm mất đi lớp phấn này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trái và giá trị thương phẩm khi thu hoạch.

Ảnh: Biểu hiện rõ nhất của lớp phấn tự nhiên trên trái cây

Lớp phấn tự nhiên trên trái cây là gì? Có độc hại với sức khỏe con người không?

Các loại trái cây như trái nho, mận nhất là mận Hà Nội chín đỏ mọng thường được bao phủ bởi một lớp phấn trắng.

Thực chất đây là lớp bảo vệ tự nhiên của trái cây, có tác dụng như một rào cản chống lại côn trùng, vi khuẩn và giữ ẩm cho trái cây, về bản chất không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tức nhiên là sầu riêng và nhiều loại trái khác cũng sẽ có lớp phấn này, chẳng qua là ít hay nhiều mà thôi.

Lưu ý tránh làm phá vỡ lớp phấn tự nhiên của cây

Năm nay mùa khô kéo dài và cường độ nhiệt cao hơn thường niên. Từ đó tạo điều kiện cho các loài côn trùng phát triển, trong đó có rệp sáp. Ghi nhận rệp sáp xuất hiện từ khi cây sầu riêng ra mắt cua và kéo dài đến thời kỳ mang trái.

Ảnh: trái sầu riêng bị rệp sáp - nấm bồ hóng đeo làm mất thẩm mĩ và giá trị

Rệp sáp được liệt vào danh mục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Có lẽ vì thế mà những trái sầu riêng có rệp sáp (biểu hiện bên ngoài là thành trùng và ấu trùng màu trắng hay lớp mụi bồ hóng để lại) sẽ bị thương lái đánh sang hàng dạt (2 gộp 1).

Tâm lý sợ “mất giá”, nhiều nhà vườn đến khi cây sắp thu hoạch mà thấy bồ hóng đeo kín trái thì lại lấy vòi nước mạnh xịt trực tiếp vào trái hoặc lấy bàn chải chà để loại bỏ mảng đen này.

Sau khi tẩy rửa xong, vỏ sầu riêng liền xanh mướt trở lại. Tuy nhiên lúc này vấn đề mới hiện ra, lúc bà con xịt mạnh lên vỏ trái đã vô tình tẩy đi lớp phấn tự nhiên của trái và làm dập vỏ.

Ảnh: trái sầu riêng bị dập vỏ và xuất hiện các vết úng nước

Vài ngày sau các vết úng nước li ti sẽ hiện ra đều khắp trái. Đây là cơ sở cho nấm khuẩn tấn công, khiến trái dễ tổn thương, dộp vỏ, khó xử lý chín. Từ đó làm thương lái “sợ hãi” và nhà vườn “thất thu”.

Làm gì để xử lý?

Không nên “đợi nước tới chân mới nhảy”. Bà con nên chủ động quản lý rệp sáp từ sớm, với các thời kỳ nhạy cảm như mắt cua, bông gần xổ nhụy hay trái non thì ưu tiên các dòng trừ rệp dạng sữa, mát cây.

Ngoài ra do đặc thù rệp sáp có lớp sáp sinh học phủ bên ngoài và không thấm nước nên trong các bình phun nhất định kèm thêm Thấm sâu 30 giây để tăng hiệu quả quản lý nhé.

Trừ rệp sáp, sâu đục trái, bọ xít muỗi: Thần công + thấm sâu 30 giây

Trường hợp trái đã lớn trên 60 ngày mà thấy có bồ hóng phủ bên ngoài, bà con có thể dùng Zipra và Thấm sâu 30 giây để tẩy. Biện pháp này còn mang hiệu ứng ngừa bệnh do nấm, hạn chế thối trái, nấm hồng, đốm rong…

Với những lưu ý vừa rồi mong rằng sẽ hữu ích với quý cô chú anh chị. Ban biên tập An Phát Nông xin chúc bà con có được những mùa vụ thành công nhé!

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline