Bà con chỉ cần 1 lần phun Bộ 3 kích mầm vào thân cành và mặt dưới lá thì ít lâu sau sẽ thấy những mầm hoa thật thoát khỏi thân cành. Đặc biệt các bông này thường phân bố tập trung thành cụm và ở các vị trí “đẹp” mà nhà vườn quơ thuốc trúng.
Sau khi tạo từ 2 - 3 cơi đọt hoàn chỉnh, nhà vườn sẽ đến với quá trình xử lý ra hoa sầu riêng. Thứ tự các bước thường diễn ra như sau:
BƯỚC 1: RẢI LÂN
Trước khi muốn sầu riêng ra hoa đậu trái được thì khâu đầu tiên phải làm là rải lân gốc.
Lân được xem là 1 trong 3 nguyên tố đa lượng mà cây cần. Có thể nhu cầu lân chỉ chiếm 1/3 so với lượng đạm mà cây hấp thu nhưng lân là thành phần tạo nên nhân tế bào nên rất cần cho sự hình thành bộ phận mới, đặc biệt là khâu kiến tạo mầm hoa.
Rải lân nhiều còn tác dụng ức chế bộ rễ hấp thu đạm, giúp lá mau trưởng thành, từ đó tạo cơ sở cho cây chuyển sang giai đoạn sinh sản. Thường thì bà con sẽ bón 4 - 5 kg lân bột/gốc khi cặp lá thứ 2 của cơi đọt tạo mầm vừa mở ra.
“TẠO MẦM CHỜ”
Sau khi rải lân xong phải đảm bảo tưới đủ nước cho phân tan. 7 - 10 ngày sau khuyến khích bà con tiến hành thêm cử gọi là Tạo mầm chờ bằng 1 lít Arigold 620 APN với 4 kg Kali sunfat cho 200 lít nước. Đây được xem là nét hay trong các vụ sầu riêng gần đây từ phía anh em An Phát Nông.
Arigold 620 An phát Nông và kali sunfat sẽ kích thích cho cây chuyển sang thời kỳ phân hóa mầm hoa mạnh mẽ hơn. Tránh được tình trạng mắt cua sáng xong dăm ba ngày lại bị nín trở lại. Ngoài ra lân hữu hiệu 2 chiều phosphite còn giúp diệt các mầm bệnh trong đất, tăng khả năng phòng vệ từ xa cho cây. Từ đó hạn chế tình trạng cháy lá, xì mủ sau dở bạt.
BƯỚC 2 - PHUN TẠO MẦM
Rải lân thôi chưa đủ mà nhà vườn cần phải phun thêm lân lên trên lá, gọi là phun tạo mầm. Các chế phẩm chứa lân và kali cao được xem là trọng tâm trong công thức tạo mầm mà nhà vườn thường ứng dụng. Kể đến như MKP, bón lá 10 - 60 - 10,…
Lưu ý: khi này lá có thể vẫn chưa đủ thành thục, bà con hãy nhớ tích hợp thêm thuốc sâu rầy và trung vi lượng vào phuy tạo mầm để bảo vệ cơi đọt này được khỏe mạnh nhé.
Thông thường bà con sẽ có từ 2 - 3 cử tạo mầm, đến khi lá già thì có thể tiến hành đậy bạt và lên Paclobutrazol.
BƯỚC 3: PHUN BỘ 3 KÍCH MẦM
Vẫn là bộ 3 kích mầm quen thuộc mà bất kể giống sầu riêng nào cũng có thể ứng dụng được. Đó chính là Farm Paclo 250SC, Mepi 247 và Thấm sâu 30 giây.
Ảnh: Bộ 3 kích mầm và các đặc tính trong việc xử lý ra hoa sầu riêng
Sự cải tiến nhờ vào dòng hoạt chất chuyên dụng cho phân hóa mầm hoa sầu riêng. Bao gồm 2 chất điều hòa sinh trưởng được phối cùng phụ gia đặc biệt tạo thành dung dịch dạng sữa, thân thiện, không làm nóng cây, chết cành tâm và cháy lá như các công thức Paclo bột truyền thống.
Bà con chỉ cần 1 lần phun vào thân cành và mặt dưới lá thì ít lâu sau sẽ thấy những mầm hoa thật thoát khỏi thân cành. Đặc biệt các bông này thường phân bố tập trung thành cụm và ở các vị trí “đẹp” mà nhà vườn quơ thuốc trúng.
Tuy không phải là hoạt chất tham gia vào phân hóa mầm hoa như Farm Paclo 250SC và Mepi 247 nhưng chất trợ lực Thấm sâu 30 giây có ý nghĩa rất lớn. Chính Thấm sâu 30 giây sẽ dẫn thuốc thấm nhanh vào cây, hạn chế rơi vãi trong quá trình phun. Qua đây vấn đề lưu tồn Paclobutrazol trong đất làm ảnh hưởng cây và đất được giảm xuống đáng kể.
Tin rằng với hiệu ứng từ bộ 3 kích mầm mang lại là mầm hoa ra nhanh, tập trung và hạn chế được tình trạng bể đọt, ra bông lá sẽ giúp nhà vườn an tâm hơn khi xử lý ra hoa sầu riêng, dù là vụ thuận hay vụ nghịch nhiều mưa gió.