Bọ xít hôi (hay còn gọi là “bù hút”, bọ xít dài) là cái tên không mới lạ đối với hầu hết người dân canh tác lúa.
Chúng thuộc loài côn trùng gây hại không được quan tâm nhiều vì không thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, “bù hút” lại rộ lên ở hầu hết các cánh đồng thuộc khu vực An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và nhiều trà lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long với số lượng cao đáng báo động.
Một bông lúa có thể có từ 10 – 12 con “bù hút” là điều dễ dàng bắt gặp được. Trước tình hình đó, nhà nông cần can thiệp ngay để hạn chế sự ảnh hưởng của loài côn trùng này đến năng suất lúa và chất lượng về sau.
Hình bọ xít hôi (bọ hút)
Tại sao “Bù hút” lại xuất hiện nhiều vào thời gian gần đây?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Thời tiết có nhiều biến đổi dẫn đến cơ cấu dịch hại cũng thay đổi theo.
Vụ mùa Thu Đông với thời tiết âm u, ẩm nóng là môi trường thuận lợi cho loài côn trùng này phát triển.
Bên cạnh đó khi gần đến cuối vụ, nhiều ruộng lúa thu hoạch gần hết khiến chúng dồn về những trà lúa Thu Đông trổ - chín còn lại. Do đó khu vực An Giang, Đồng Tháp hiện tại ghi nhận mật số khá cao.
Thói quen canh tác lúa liên tục của bà con nhà nông làm cho trên đồng luôn hiện diện đầy đủ các giai đoạn của cây lúa, từ đó cung cấp nguồn thức ăn liên tục cho bọ xít hôi sinh trưởng và phát triển.
Bọ xít hôi gây ảnh hưởng như thế nào đến ruộng lúa?
Bọ xít hôi (bù hút) có tên khoa học là Leptocorisa oratorius. Chúng có xu hướng hoạt động mạnh trong điều kiện thời tiết râm mát, vào buổi sáng sớm hay chiều tà.
Bọ xít hôi chích hút dinh dưỡng từ hạt lúa non, gây lép lừng và tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn xâm nhập. Điều này làm giảm năng suất và chất lượng gạo suy giảm, thương lái chỉ mua với giá thấp, khiến cả sản lượng lẫn giá trị kinh tế đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chúng tấn công lúa giai đoạn nào?
Bù hút xuất hiện và gây hại trên lúa sau trổ, chủ yếu giai đoạn lúa ngậm sữa đến chín sáp, gây thiệt hại nặng nhất là giai đoạn lúa ngậm sữa.
Cũng như nhiều loài côn trùng khác, kể cả ấu trùng mới nở và con trưởng thành đều tấn công vào hạt gây thiệt hại nặng nề.
Hình bọ xít hôi tấn công lúa giai đoạn ngậm sữa
Giải pháp quản lý Bọ xít hôi
Một trong những thách thức lớn đối với nhà nông trong việc quản lý bọ xít hôi là lựa chọn loại thuốc phun phù hợp. Nếu sử dụng các thuốc gốc nóng (nhủ dầu), sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến khả năng vào gạo và phẩm chất hạt lúa.
Đứng trước những lo ngại ấy, sản phẩm Thần Công kết hợp với Thấm sâu 30 giây là giải pháp tối ưu cho trường hợp này. Với khả năng đặc trị các nhóm côn trùng chích hút, nhai gặm bằng tất cả các cơ chế như vị độc, tiếp xúc, xông hơi, lưu dẫn.
Đặc biệt, sản phẩm có dạng sữa, tính mát, rất an toàn cho mọi giai đoạn sử dụng.
Liều lượng sử dụng:
Phun bình máy: 80ml Thần công + 15ml Thấm sâu 30 giây cho bình 25 lít (đối với phun 1 bình cho 1 công)
Phun Drone: 960 ml Thần công + 100 ml Thấm sâu 30 giây cho 1 hecta (2 chai Thần công và 1 chai Thấm sâu 30 giây)
Lưu ý: Nên phun xịt vào cả các vị trí cỏ bờ xung quanh ruộng lúa để tiêu diệt được tất cả bọ xít hôi đang trú ngụ.