Giai đoạn phục hồi sau thu hoạch gồm nhiều thao tác, trong đó cử phun rửa vườn là không thể bỏ qua. Bài viết này là chia sẻ về các bệnh hại thường gặp giai đoạn sau thu hoạch, giúp nhà vườn phân biệt và lựa chọn công thức quản lý hiệu quả và tiết kiệm.
ĐỐM RONG
Các vườn cây sau thu hoạch thường xuất hiện triệu chứng đốm rong trên lá, chúng mọc thành từng cụm tròn, mềm như nhung và khả năng thấm nước cao. Với các cành mọc dày và khuất trong tán thì đối tượng này càng phát sinh mạnh.
Ảnh: đốm rong trên lá
Đốm rong do tảo Cephaleuros virescens Kunze gây ra. Biểu hiện ban đầu là đốm nhỏ màu cam, màu rỉ sắt. Ở giai đoạn sau, những đốm này chuyển sang màu xanh xám.
Kích thước đốm bệnh biến động từ 3 - 5mm, thường hiện diện trên mặt trên của lá và cành non hoặc những nhánh nhỏ. Những đốm này khi lan rộng có thể liên kết lại thành mảng lớn làm giảm sức sống của cây, cản trở quang hợp. Trên nhánh và cành non, bệnh làm nứt vỏ, tạo điều kiện cho các bệnh khác tấn công.
Điều kiện phát sinh của bệnh đốm rong thường là mưa nhiều ẩm độ cao, thiếu ánh sáng, môi trường khắc nghiệt như đất không thông thoáng, nhiều cỏ dại, sự xâm nhiễm của côn trùng và nhện
NẤM HỒNG
Nếu đốm rong do tảo gây ra và thường xuất hiện trên lá thì nấm hồng do nấm và ưa tấn công trên các cành nhỏ.
Tác nhân là do nấm Corticium salmonicolor gây ra
Ảnh: nấm hồng gây hại sầu riêng
Ban đầu khi mầm bệnh mới xâm nhập sẽ là sợi nấm màu trắng, sau đó chuyển thành màu hồng, đôi khi có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng lá, khô và chết cành tâm.
Bệnh xảy ra đối với các vườn trồng dày, sau thu hoạch, điều kiện ẩm độ cao, nhất là vào mùa mưa.
THÁN THƯ LÁ
Bệnh thán thư do nằm Colletotrichum zibethinum và Colletotrichum gloeosporiodes
Đây là bệnh khá phổ biển và gây hại nghiêm trọng trên cây sầu riêng, bệnh thường phát sinh trên lá già, lá bánh tẻ. Lá bệnh trên cây con hay cây bị suy yếu dễ rụng sớm, gây ra hiện tượng trụi cành.
Ảnh: thán thư trên lá sầu riêng
Triệu chứng: Bệnh phát triển nhiều trên lá, tạo những đốm bệnh riêng biệt, tròn và hoại tử hoặc có hình bất dạng, thường ở rìa và chóp lá. Đốm lá có màu nâu xám nhạt với các vòng đồng tâm hoặc các vòng xung quanh vết bệnh với một số bào tử màu đen trên đó, xung quanh vết bệnh thường có ranh giới màu nâu vàng.
Ảnh. Cháy lá có viền bất định do nấm thán thư
Ảnh. Cháy lá viền sắc nét không phải do bệnh
Nhiều nhà vườn thường nhầm lẫn giữa triệu chứng của bệnh thán thư và thiếu dinh dưỡng. Xuất phát điểm đầu tiên đều từ chóp lá, tuy nhiên hụt dinh dưỡng vết cháy thường sắc nét, không có rìa màu vàng bao bọc xung quanh, khác với hình dạng bất định của bệnh thán thư.
Đối với trường hợp hụt dinh dưỡng này thường gặp đối với vườn cây không được chăm sóc tốt, không tạo đủ cơi trước khi làm trái, nuôi quá nhiều trái hoặc do sử dụng các chất tạo mầm không an toàn.
Giải pháp là sau khi thu hoạch, nhà vườn cần thúc dinh dưỡng lại cho cây, nên có thời gian cho cây nghỉ ngơi, tạo đủ bộ lá trở lại trước khi bước vào vụ mùa mới.
Gợi ý cùng quý nhà vườn chế phẩm Over Green Gold là hữu cơ thực vật dạng lỏng, nhập khẩu nguyên kiện, nguyên đai từ Tây Ban Nha được xem là nguồn thức ăn rất tốt cho cây, giúp cây nhanh chóng phục hồi, ra cơi mới khỏe sung trở lại.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH HẠI
Điểm chung của các bệnh nêu trên là xuất hiện bên ngoài, do đó không khó để quản lý.
Về công thức thuốc trừ nấm hồng và đốm rong, anh chú dùng 300ml Arigold 620 + 300ml Vill 10 cho 200L nước. Phun đều thân cành lá.
Riêng bệnh thán thư trong mùa mưa thường bội nhiễm cùng với vi khuẩn, do đó công thức bao gồm 1 chế phẩm trừ nấm cộng chung 1 chế phẩm trừ khuẩn. Nhà vườn có thể tham khảo công thức sau:
1 gói Downy Rust + 0,5 chai Top Plus + 1 chai Green Super cho phuy 200L
Tuy nhiên một số nhà vườn chia sẻ không tiết kiệm thuốc, phun thuốc đến đẫm nước rơi lộp bộp xuống đất vẫn không tiêu diệt được đối tượng này.
Nguyên nhân là do bộ lá sầu riêng có cấu tạo đặc biệt, mặt trên xanh đậm, có độ bóng và khó thấm nước. Từ đó làm cho thuốc khó bám được vào lá mà chỉ chảy tràn sau đó rơi xuống đất, làm giảm hiệu lực trừ bệnh.
Chìa khóa để quản lý hiệu quả cho các đối tượng này chính là chất Thấm sâu 30 giây. Thấm sâu 30 giây trợ lực cho thuốc thấm nhanh, loang trãi vào tận mặt dưới lá, góp phần đẩy nhanh tốc độ quản lý bệnh hại. Ngoài ra, có thấm sâu sẽ hạn chế được tình trạng rửa trôi thuốc nếu lỡ phun xịt gặp mưa.
Như vậy, khi quản lý nấm hồng, đốm rong, thán thư…nhà vườn đừng quên cộng thêm 1 chai Thấm sâu 30 giây vào mỗi phuy thuốc để tăng hiệu lực nhé.
Huyền Nhi