CÁCH QUẢN LÝ BỆNH LÉP VÀNG HIỆU QUẢ

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

CÁCH QUẢN LÝ BỆNH LÉP VÀNG HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 14/05/2022 09:54 AM

 

Sự chuyến biến thất thường của thời tiết làm phát sinh nhiều dịch hại trên ruộng lúa, trong đó có bệnh lép vàng do vi khuẩn. Bệnh xuất hiện thành từng chòm trên ruộng ở giai đoạn từ ngậm sữa đến chín sáp, gây thiệt hại về phẩm chất cũng như năng suất lúa.

 

Ảnh: bông lúa bị lép vàng

 

Bệnh lép vàng hay được một số nhà nông gọi với cái tên “bệnh bắn máy bay”.  Do khi cây lúa bị lép vàng, hạt lúa không vào chắc được, bông nhẹ nên đứng thẳng, không quằn xuống được.

 

Tác nhân:

 

Bệnh lép vàng trên lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae. Trước đây được gọi là Pseudomonas glumae

 

Bệnh lép vàng là loại dịch hại gây ảnh hưởng năng suất lúa nghiêm trọng nhất trong 6 loại bệnh do vi khuẩn gây ra

 

Vụ hè thu và thu đông sẽ làm phát sinh bệnh nặng hơn.

 

Bệnh tấn công sớm sẽ làm cho hoa lúa biến màu, vỏ trấu chuyển sang xám nhạt hoặc vàng rơm, hạt lúa bị lép do không thể thụ phấn. PGS.TS Phạm Văn Kim (ĐH Cần Thơ) cho biết: “Bệnh lép vàng thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ, chúng ưa kiểu thời tiết nắng nóng, ấm và ẩm ướt. Do đó bệnh gây hại nặng trong vụ hè thu và thu đông. Vụ Đông xuân thời tiết mát mẻ, bệnh lép vàng không gây hại nặng.”

 

Vi khuẩn lưu tồn trên ruộng mà không gây triệu chứng

 

Vi khuẩn gây bệnh lép vàng thường được tìm thấy trong không khí, đất và nước. Chúng sẽ tồn tại trên những bộ phận bị nhiễm bệnh của cây lúa hoặc cỏ dại và rơm rạ trong ruộng.

 

Ở giai đoạn mạ, vi khuẩn lép vàng xâm nhập vào cây lúa, nặng thì có thể làm bẹ lá bị thối nâu, nhũn nước thậm chí làm chết mạ. Nếu mật số không đủ lớn thì vi khuẩn vẫn sống ở bẹ lá mà không gây nên triệu chứng bất thường nào cho chồi lúa.

 

Bệnh lép vàng tồn tại nhưng không thể hiện triệu chứng, điều này gây khó khăn trong việc quản lí, khi gặp điều kiện thuận lợi như nắng ấm và ẩm ướt vi khuẩn lép vàng nhân mật số lên rất nhanh. Chờ ngày lúa trổ bông vi khuẩn sẽ tấn công ngay, làm bà con trở tay không kịp.

 

Bệnh lép vàng làm thối phôi lúa

 

Ảnh: Hạt lúa bị lép, thối phôi

 

Đến khi lúa bắt đầu trổ, vi khuẩn từ bẹ và cổ lá cờ của chồi lúa sẽ xâm nhập vào bông lúa lúc gié lúa bắt đầu trồi ra khỏi họng của cổ lá cờ.

Vào ban đêm hoặc những lúc trời mưa khi có những giọt nước chảy dài xuống và đọng lại tại nơi bông lúa thoát ra thì sẽ kéo vi khuẩn. Do đó, khi gié lúa thoát ra đến đâu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập đến đó. Vi khuẩn gây bệnh tấn công vào phần phôi nhũ của hạt lúa non và làm cho phôi nhũ bị thối nhũn có màu nâu hoặc đen.

 

Khi lúa nhiễm lép vàng giai đoạn sớm sẽ bị lép hoàn toàn, còn khi nhiễm ở giai đoạn sau sẽ thấy hạt lúa bị thối, vỏ trấu cũng gặp hiện tượng lấm chấm đen, không chỉ mất năng suất mà còn mất giá trị thương phẩm. Khi thu mua bà con thường bị thương lái kì kèo bớt giá.

 

Ảnh: Hạt lúa bị đen, mất giá trị thương phẩm

 

Biện pháp quản lý

 

Phòng bệnh

 

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả thì sau khi kết thức mùa vụ bà con phải vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, cắt đứt nguồn lưu tồn trên tàn dư thực vật và chọn giống sạch bệnh. Ngâm giống với Super Catkhuẩn APN để bệnh không có điều kiện tấn công cây lúa. Điều này không những góp phần tăng khả năng nảy mầm, sức chống chịu cho cây lúa mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn lép vàng lưu tồn trên giống. Tạo nền tảng ngừa các bệnh do vi khuẩn gây ra ở giai đoạn sau.

Ảnh: sản phẩm Super Cat giúp tăng cường lực cho hạt giống

 

Theo những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng bệnh “sức khỏe bông lúa, sức khỏe của nhị đực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm triệu chứng lép vàng”. Khi nhị đực khỏe, bông lúa được thụ phấn tốt, từ đó hạn chế khả năng xâm nhập của vi khuẩn lép vàng. Bà con cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất trung vi lượng, đặc biệt là Boron nhằm hỗ trợ quá trình thụ phấn diễn ra tốt hơn, cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu.

 

Khi thời tiết có những chuyển biến thất thường, ẩm độ không khí tăng cao bà con cần tiến hành phun thuốc ngừa vi khuẩn đều khắp ruộng ở 2 thời điểm sau:

 

  • Khi bông lúa ở các chồi cái lú khỏi họng lá cờ 1cm

 

  • Khi bông lúa ở các chồi con lú khỏi họng lá cờ 1cm.

 

  • Lưu ý: nếu như trong khoảng giữa 2 lần phun, nếu thấy thời tiết có chuyển biến đột ngột như nắng nóng xen kẽ mưa dầm hay sáng sớm có mù sương thì bà con nên phun thêm thuốc khuẩn một lần nữa để bảo vệ ruộng lúa khỏi vi khuẩn lép vàng, bảo vệ năng suất ruộng lúa.

 

3 điều lưu ý khi phun thuốc trừ lép vàng

 

Vi khuẩn có thể tồn tại và lây lan theo nước, do đó việc thay mới nước ruộng trước khi phunxả bỏ hết nước sau khi phun là việc làm rất quan trọng nhằm loại bỏ vi khuẩn ra khỏi ruộng, tránh vi khuẩn theo nước trong bình phun mà phát tán ra toàn ruộng . Hơn nữa, việc phun thuốc trong điều kiện lá lúa khô ráo cũng sẽ góp phần hạn chế vi khuẩn theo quần áo, nông cụ hay theo sự cọ xát giữa những lá lúa với nhau mà lây từ cây lúa bệnh sang cây lúa khỏe.

Ảnh: Sản phẩm khuẩn APN của công ty An Phát Nông

 

Khuẩn APN của công ty An Phát Nông với hoạt chất Ningnamycin lên đến 81 g/l cao nhất trên thị trường hiện nay, chặn đứng tất cả các bệnh do vi khuẩn ngay sau khi phun và mang hiệu ứng xanh lá, xanh cây. Sản phẩm có thể dùng để ngâm giống để tiêu diệt các loại khuẩn lưu tồn trên hạt. Tạo tiền đề cho cây lúa sạch bệnh, phát triển tốt.

Liều phun: 1ml/ lít nước

 

Hy vọng những thông tin ban biên tập tổng hợp như trên có thể tạo cơ sở giúp bà con đề phòng và quản lý hiệu quả bệnh lép vàng gây hại trên lúa. Chúc bà con có được những vụ mùa đạt năng suất cao, giá bán tốt!

 

Mọi thắc mắc và đóng góp xin liên hệ: 0939 789 971 Kỹ sư Vũ

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline