Mất năng suất, chất lượng lúa giảm, chi phí tăng, … là những thiệt hại trước mắt khi ruộng lúa trổ chín rơi vào giai đoạn mưa, bão thất thường. Đây là vấn đề thường niên khiến nhiều bà con điêu đứng và mong muốn tìm ra giải pháp khắc phục. May mắn thay, An Phát Nông đã có bí quyết để đáp ứng nhu cầu chống đổ ngã của bà con mình.
LÚA ĐỔ NGÃ MÙA MƯA BÃO
Mưa bão thất thường trong vụ Thu Đông khiến cho những trà lúa sắp thu hoạch ngã nằm trong nước, hạt lúa bị nhấn chìm rất dễ rụng và lên mộng. Không những vậy, bà con mình còn tốn kém nhiều chi phí thu hoạch, màu lúa bị xấu đi hoặc dính sình dẫn đến bị thương lái ép giá, cuối vụ thất thoát nhiều và không có lời.
Hình ảnh ruộng lúa trổ chín đổ ngã
Do phần rạ ngập sâu nên không thể lấy bớt đi hay đốt bỏ, dẫn đến ảnh hưởng cho vụ sau do khả năng ngộ độc hữu cơ cao khiến bà con cực công nhiều bề.
Vì lo sợ lúa đổ ngã qua các vụ nhiều nhà nông thường mang tâm lý “Nhịn ăn nhì” không dám làm quá trúng nên tiềm năng năng suất lúa không bao giờ được phát huy hết.
NGUYÊN NHÂN LÚA ĐỔ NGÃ
Tình trạng lóng lúa dài và mềm nếu gặp gió lớn sẽ dễ gãy ngang lóng số 3. Nguyên nhân là do trời nhiều mây âm u và thiếu nắng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ánh sáng cho cây quang hợp, cây lúa có xu hướng phát triển chiều dài nhanh chóng để tìm nguồn sáng dẫn đến thân cây dài liêu nghêu.
Ngoài ra, bộ rễ cây lúa cũng rất quan trọng trong việc giữ cây đứng vững. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi cây, rễ lúa còn là cánh tay đắc lực bám chặc vào đất giúp cây lúa không bị ngã. Nếu bộ rễ yếu và gặp nền đất ruộng lún lầy, không khô ráo khi gặp gió lớn cây lúa sẽ bật gốc ngay.
Một số yếu tố bên dưới tác động như: tuyến trùng bướu rễ, ngộ độc hữu cơ, phèn mặn, … gây tác động trực tiếp làm bộ rễ suy yếu không hề nhẹ. Nhất là loài tuyến trùng, chúng có xu hướng phát triển và tấn công rễ khá mạnh.
Hình ảnh tuyến trùng bướu rễ
Bên cạnh đó, sự phát triển mất cân bằng của phần thân lá và bộ rễ cũng là nguyên nhân. Do bón thừa phân đạm, thân lá vương dài, non mềm đi, chỉ cần mưa lớn hoặc gió mạnh tác động sẽ làm lúa đổ ngã ngay.
Vấn đề đổ ngã còn ảnh hưởng bởi quá trình canh tác của nhà nông. Việc bón phân, quản lý nước và bổ sung dinh dưỡng cần được tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng để giúp lúa vừa cứng cáp mà vừa nhẹ chi phí.
GIẢI PHÁP CHỐNG ĐỔ NGÃ
Để giải quyết vấn đề đổ ngã trên lúa, bà con cần đi từ khâu chọn loại giống gieo sạ. Những vụ mùa thời tiết khó khăn như Hè Thu và Thu Đông nên ưu tiên chọn các giống lúa có thân thấp, cứng cáp sẽ hạn chế sập.
Khâu bón phân nền ẩm và quản lý nước ướt khô xen kẻ cũng mang đến rất nhiều lợi ích, giúp lúa hình thành thêm lớp rễ bàng trên bề mặt, cây bám đất tốt và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
Để tuyến trùng được kiểm soát qua hàng vụ, bà con cần ngăn chặn từ trước bằng cách sử dụng chất ức chế tuyến trùng như Arigold 620 chứa lân hữu hiệu 2 chiều, giúp hạn chế bướu rễ, giúp cây bám đất tốt, về sau ít sập.
Hình ảnh Arigold 620
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất giúp lúa cứng cáp là việc ứng dụng chế phẩm hỗ trợ bên trên. Có nhiều xu hướng để nhà nông lựa chọn như: phân bón chứa trung vi lượng, chất ức chế sinh trưởng, chất điều hòa sinh trưởng … nhưng phải đảm bảo tính an toàn của chế phẩm và sự lưu tồn với môi trường đất.
Hình ảnh trụ thép cải tiến
Với thành phần Mepiquat Chloride được nhập khẩu 100% từ Singapore, Trụ Thép cải tiến được biết đến với những công dụng như cứng cây - ngắn lóng - dựng lá - ra rễ, bên cạnh đó còn có thêm 2 cơ chế quan trọng là tăng khả năng phân hóa đòng và thúc đẩy quá trình vào gạo.
Khi đó, khoảng ứng dụng của chế phẩm được trải dài, giải quyết được những tình huống cấp thiết để hạn chế đổ ngã cho ruộng lúa.
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
Nhờ ứng dụng trụ thép cải tiến mà tình trạng đổ ngã trên ruộng lúa của anh Mạnh ở Tri Tôn, An Giang được cải thiện. Với thành phần Mepiquat Chloride không làm sượng cây, hư đất, giúp cây lúa phát triển khỏe sung, không gây trổ nghẹn, cuối vụ an tâm về năng suất. Anh Mạnh nói vui “Lúa cứng, đứng quá, đè không xuống à ngen!”.
Link video youtube anh Mạnh: https://youtu.be/O6j-SqfnOXY
Loại hoạt chất này đặc biệt an toàn cho cây, không gây tác dụng phụ, không làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của cây lúa và được sử dụng ở mọi giai đoạn. Anh Trường ở Tân Hồng, Đồng Tháp cũng rất tâm đắc: “Lúa với nếp ngắn lóng, cứng cáp như nhau, lúc giai đoạn làm đòng lái nhìn mà không nhận ra luôn đó”.
Một điểm hay được anh Trường ở Tháp Mười, Đồng Tháp nhận định là bộ lá xanh dày, to khỏe, dựng đứng giúp ngăn chặn sự xâm nhiễm của nấm bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp, cung cấp dinh dưỡng nuôi bông, nuôi hạt.
Link video youtube anh Trường: https://youtu.be/tqYogGHfpEA
Hình ảnh bản lá to
Giải pháp hiệu quả giúp lúa cứng cây, chống đổ ngã toàn diện được ứng dụng thực tế trên nhiều cánh đồng. Giờ thì bà con đã an tâm hơn, vững lòng chăm sóc lúa giai đoạn trổ chín. Dù thấy trời có mưa nhiều vẫn nhẹ lo hơn so với trước đây.
Đội ngũ kỹ thuật An Phát Nông kính chúc quý nhà nông có những khoảng ngày canh tác thuận lợi, cuối vụ thu hoạch đạt năng suất cao!
Thanh Thoản