AW-16753168237

CỨNG CÂY CHỐNG ĐỔ NGÃ VỚI CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

CỨNG CÂY CHỐNG ĐỔ NGÃ VỚI CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
Ngày đăng: 04/06/2022 03:31 PM

   Năng suất giảm, chi phí đội lên, khó thu hoạch… là những thiệt hại do lúa sập gây ra. Việc giúp cây lúa đứng vững, hạn chế đổ ngã coi như đã thành công một nửa trong vụ Hè Thu.

 

Ảnh: Lúa ngã rạp do gặp mưa lớn

 

   1. LÚA SẬP, THẤT THOÁT NĂNG SUẤT

 

   Vụ hè thu thường mang nhiều rủi ro do thời tiết diễn biến thất thường, mưa bão kèm theo các hiện tượng cực đoan, khiến nhà nông vô cùng lo lắng.

 

   Một điểm lưu ý trong mùa mưa chính là vấn đề đổ ngã của ruộng lúa. Lúa sập dễ lên mộng, dễ rụng gây thất thoát năng suất. Hơn nữa, lúa sập kéo theo nhiều khoảng chi phí bị đội lên, lúa dính sình làm thương lái cũng có cớ ép giá thu mua. Bất lợi kéo qua cả vụ sau, do vụ trước rơm ướt không đốt được, vụ sau khả năng cao bị ngộ độc hữu cơ.

 

Ảnh: hạt lúa lên mộng gây khi còn trên bông


   Tâm lý “nhịn ăn nhì” canh tác không chạy theo năng suất, không chú trọng phát huy hết tiềm năng của cây mà khống chế nó ở mức nhất định, đặc biệt là kìm hãm chiều cao cây, gia cố bộ rễ, giúp lúa đứng vững, coi như thành công một nửa trong mùa mưa bão này.

 

    2. NGUYÊN NHÂN LÚA SẬP

 

   Tiết trời âm u, thiếu ánh sáng thường làm cho cây lúa có khuynh hướng tăng trưởng chiều dài, cây cao lêu nghêu, khi gặp mưa và gió lớn dễ gây đổ ngã, làm thiệt hại đến năng suất. 

   

   Một trong những nguyên nhân làm lúa sập có xuất phát điểm từ bộ rễ. Bộ rễ không chỉ là miệng ăn mà còn là chân giúp lúa đứng vững. Các yếu tố như tuyến trùng, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn,… sẽ làm bộ rễ bị thoái hóa, không có khả năng bám đất.

 

   Đặc biệt lưu ý đối tượng tuyến trùng đang có xu hướng hoạt động mạnh, chúng là một nguyên nhân gây đổ ngã hàng đầu. Bằng cách hình thành bướu, tuyến trùng làm mất chức năng của bộ rễ, cây không níu đất được nên dễ sập. Bà con nên thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm tuyến trùng để có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Ảnh: Bướu rễ do tuyến trùng

 

   Ngoài ra, sự mất cân đối giữa phần ngọn và phần gốc cũng là nguyên nhân làm lúa đổ ngã. Việc bón thừa phân đạm làm phần thân lá phát triển nhanh, kết cấu non mềm. Chỉ cần tác động nhẹ của gió hoặc nước mưa có thể làm lúa ngã rạp, gây thiệt hại năng suất.

 

   Bên cạnh các yếu tố thời tiết và dịch hại nêu trên, các khâu trong canh tác như quản lý nước, bón phân, dinh dưỡng cũng sẽ có tác động trong việc hình thành các yếu tố giúp lúa cứng cây, chống ngã trong mùa mưa.

 

3. CHỐNG ĐỔ NGÃ

 

“Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”

 

   Giống lúa, đặc tính lúa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cấu thành các yếu tố giúp lúa cứng cây. Các giống có thân thấp, bông ngắn, cứng rạ sẽ rất ít bị sập. Do đó, không khâu lựa chọn giống để gieo sạ bà con nên chú ý ưu tiên lựa chọn giống cứng cây để giảm rủi ro lúa “nằm vùng’’, gây thất thoát năng suất.

 

   Giảm lượng đạm, tăng cường lượng Kali, Canxi như một bí quyết “giảm mềm tăng cứng” cho ruộng lúa. Theo kinh nghiệp của các nhà nông cứng nghề, việc bổ sung Kali ngay từ giai đoạn đẻ nhánh giúp cây cứng cáp từ nhỏ. Do đó, trong các cử phân đầu, bà con nên kết hợp thêm Kali cho ruộng lúa, đừng đợi đến giai đoạn làm đòng vì khi đó sẽ không có tác dụng giúp lúa cứng cây.

 

 

Ảnh: Lúa ngắn cây, cứng lóng 

 

   Siết nước giữa vụ, rải phân nền ẩm được đánh giá không chỉ giúp gia tăng khả năng hấp thu phân bón, mà còn giúp lúa hình thành nhiều tầng rễ. Rễ ra nhiều và ăn lan làm tăng diện tích bám đất, giúp lúa đứng vững. Hạn chế việc cho cây lúa trầm thủy quá lâu, làm lúa có khuynh hướng kéo dài lóng, rễ nông, dễ đổ ngã.

 

       GIẢI PHÁP MỚI CỨNG CÂY, XANH LÁ

 

   Tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay cho ra đời những dòng chế phẩm với 4 cơ chế cứng cây – ngắn lóng – dựng lá – ra rễ được bà con ưu tiên lựa chọn. Với tính an toàn cao cùng khoảng sử dụng rộng, nhà nông có thể ứng dụng trong mọi giai đoạn của cây lúa để hạn chế tối đa những thất thoát do đỗ ngã gây ra.

 

Ảnh: sản phẩm Trụ thép cải tiến của công ty An Phát Nông

 

    Trụ thép cải tiến với thành phần Mepiquat Chloride không làm sượng cây, không gây trổ nghẹn và đặc biệt là không gây tác dụng phụ cho lúa, lúa cứng cây mà không làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của cây.

 

Ảnh: Ngoài cứng bên trên Trụ thép cải tiến còn giúp rễ ra nhiều bám đất

 

   Mepiquat Chloride trong Trụ thép cải tiến là một chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng ức chế Gibberelin, hạn chế tăng trưởng chiều dài, giúp ngắn lóng số 3, tạo hiệu ứng lá dày khỏe, ngăn chặn sự xâm nhiễm của nấm bệnh.

 

   Một điểm thú vị trong sản phẩm là khả năng gia tăng hàm lượng chất diệp lục trong lá, tạo hiện tượng lá đứng và xanh, giúp lá quang hợp cả 2 mặt tạo dinh dưỡng nuôi bông, nuôi hạt.

 

Ảnh: Ruộng lúa trổ nhanh, lá thẳng đứng, quang hợp tốt

 

   Trên đây là kỹ thuật giúp lúa cứng cây, chống đổ ngã được tổng hợp dựa trên kết quả áp dụng ngoài thực tiễn đồng ruộng. Hy vọng sẽ giúp quý nhà nông có thể kiến tạo thành công ruộng lúa chắc cây, cứng lóng, tạo nền tảng cho lúa vào gạo tốt, quằng bông nặng ký.

 

   Mọi thắc mắc và đóng góp xin mời quý bà con liên hệ số điện thoại 0939 789 971 Kỹ sư Vũ.

 

 

Huyền Nhi

 

 

 

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline