Năm nay ghi nhận đại trà các vườn đang xử lý ra hoa nghịch vụ thì tình trạng cháy lá xuất hiện từ giai đoạn mắt cua, nếu không ngăn chặn sớm sẽ dây dưa đến khi nuôi trái và gây những tổn thất về năng suất
So sánh các tác nhân gây cháy lá
Ảnh: 3 tác nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến bộ lá sầu riêng (từ trái qua: rầy xanh - bọ cắt lá - bệnh thán thư)
Lá sầu riêng bị cháy với nhiều nguyên nhân và mỗi trường hợp sẽ có mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Nếu do rầy xanh chích hút thường diễn ra trên đọt non thì cháy lá do bệnh có thể xâm nhiễm bất kỳ vị trí nào của lá.
Nếu các loài côn trùng nhỏ như sâu, bọ cắt lá thường làm thủng từng mảng trên lá, đó cũng dẫn đến việc giảm diện tích và hiệu suất quang hợp nhưng về tốc độ lây lan không thể nào so sánh kịp với cháy lá do bệnh.
Đó cũng chính là tác nhân “làm mưa làm gió” trên các vườn sầu riêng đang làm nghịch mùa trong niên vụ 2024. Tình trạng cháy lá xuất hiện từ giai đoạn mắt cua, nếu không ngăn chặn sớm sẽ dây dưa đến khi nuôi trái và gây những tổn thất về năng suất.
Cháy lá do bệnh có nguy hiểm không?
Ảnh: lá sầu riêng bị cháy do bệnh
Giảm khả năng quang hợp: lá cháy làm giảm diện tích màu xanh, tức giảm hàm lượng diệp lục. Từ đó hiệu suất quang hợp cũng giảm theo.
Làm rụng - giảm số lượng lá trên cây: Một khi vết bệnh chiếm khoảng 1/2 thì khả năng cao các lá này sẽ bị đào thải. Cơ chế là tổng hợp chất ức chế như Ethylen gây rụng tầng rời. Bệnh càng nghiêm trọng thì số lượng lá bị rụng càng lớn.
Giảm sức khỏe cây mẹ: khi có cơ quan bị bệnh, nồng độ chất ức chế trong cây sẽ gia tăng làm quá trình phát triển của cây mẹ bị kém đi. Bên cạnh đó, suy giảm sức khỏe cây kéo theo hệ thống phòng vệ bị tổn thương tạo điều kiện cho các đối tượng nấm khuẩn khác tấn công vào nhiều hơn.
Giảm khả năng nuôi hoa, nuôi trái: đối với sầu riêng chất dự trữ để nuôi hoa và trái phụ thuộc vào bộ lá. Đồng nghĩa một khi lá bị bệnh thì khả năng nuôi dưỡng hoa và trái không được tốt như bông nhỏ, trái chậm lớn, méo mó, dễ rụng.
Ảnh: sầu riêng bị xì đọt nách do trụng lá trước đó
Dễ bị xì đọt: Cây trồng rất thông minh, chúng có cơ chế tự bù trừ để duy trì tính sống còn của mình. Nếu lá già rụng thì cây sẽ khởi động pha tăng trưởng để phát triển cơi đọt mới. Trường hợp xì đọt khi ra mắt cua, xổ nhụy, chạy trái, vô cơm sẽ làm rụng hoặc làm trái giật hộc, méo mó, làm giảm chất lượng thương phẩm của cơm sầu riêng.
Bệnh cháy lá xuất phát từ đâu?
Áp lực môi trường như nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao là điều kiện để mật số nấm khuẩn gia tăng. Chúng có thể trực tiếp tấn công vào trong cây.
Khi đậy bạt là môi trường rễ bị thiếu nước, thiếu oxy và không được cho ăn lâu ngày dẫn đến sức khỏe cây mẹ giảm sút, đây là cơ hội để mầm bệnh lẽn vào làm cháy lá.
Thêm trường hợp nữa là sử dụng các nông dược có tính nóng như nhủ dầu, phối trộn quá nhiều thứ trong phuy thuốc hay tự ý tăng nồng độ thuốc cũng làm nóng và nám lá. Đây là vết thương hở để mầm bệnh xâm nhập.
Năng lực cây mẹ có giới hạn nhưng số lượng trái phải nuôi quá nhiều, chất dinh dưỡng lấy từ môi trường không đủ buộc lòng cây phải sử dụng chất dự trữ trong lá, lâu lần làm lá vàng và cháy chóp.
Ngoài ra tình trạng đất nông nghiệp trở nên bạc màu, đất nén dẻ mất độ thông thoáng hay đất bị chua làm pH giảm cũng được liệt kê vào con đường dẫn đến cháy lá.
Giải pháp quản lý toàn diện cháy lá
Có mối liên hệ chặt chẽ giữa rễ và lá. Một khi lá bị bệnh nhà vườn phải kèm thao tác kiểm tra sức khỏe rễ. Nếu thấy biểu hiện rễ bị đen, thối, tuột đầu rễ thì nên xới xáo tăng thông thoáng, sau đó bón vôi hoặc tưới thuốc bệnh.
Ảnh: giải pháp tưới bệnh cho sầu riêng
Sau đây là những công thức phun xịt giúp chặn đứng cháy lá nhà vườn có thể luân phiên sử dụng. Đảm bảo các tiêu chí như dạng thuốc mát, bệnh đứng nhanh, không lây lan ngoài ra còn giúp giữ xanh phần lá khỏe, hạn chế tình trạng đào thải lá cội.
Ảnh: giải pháp phun xịt quản lý cháy lá
- Công thức 1: 1kg Elixir + 2 chai Khuẩn APN = 400 lít nước
- Công thức 2: 1 chai Top Plus + 1 chai Star Super = 400 lít nước
Ở các giai đoạn như mắt cua, nuôi bông hay chạy trái thì bà con hoàn toàn yên tâm, các dạng thuốc này rất thân thiện, không làm ảnh hưởng đến bông và trái non. Đội ngũ kỹ thuật An Phát Nông kính chúc bà con những vụ mùa thắng lợi và đạt năng suất nhé!