GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỌT ĐỤC CÀNH HẠI SẦU RIÊNG

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỌT ĐỤC CÀNH HẠI SẦU RIÊNG
Ngày đăng: 20/09/2023 02:22 PM

     Sự xuất hiện của mọt đục cành đã làm dấy lên nỗi lo lắng cho nhiều nhà vườn, bởi chúng không chỉ trực tiếp là khô cành chết nhánh mà còn gián tiếp gây xì mủ trên cây sầu riêng.

 

MỌT ĐỤC CÀNH VÀ CÁCH GÂY HẠI

 

     Có 5 loài mọt đục cành tấn công sầu riêng, trong đó có 2 loài phổ biến là Xyleborus similis và Xyleborus formicatus. Cả 5 loài đều thuộc bộ Coleoptera hay còn được gọi là bộ cánh cứng

 

Hình ảnh vị trí mọt thường gây hại

 

Vị trí gây hại là điểm tiếp giác giữa thân và cành chính. Mọt gây hại kể cả cành đang ra bông, để trái. Thế nhưng chúng không tấn công cây tơ và cành non.

TÁC HẠI

Làm cây rụng lá, khô thân, chết cành. Khi mọt đục vào phần lõi cắt đi nguồn nước và dinh dưỡng nuôi cây dẫn đến suy cành, rụng lá. Nếu mọt tấn công ngay cổ rễ làm cây chết nhanh.

Đường đục của mọt còn tạo cơ hội cho nấm bệnh xâm nhập. Đặc biệt là cộng sinh với nấm gây hiện tượng xì mũ khô.

 

Hình ảnh xì mủ khô từ đường đục của mọt

 

VẤN ĐỀ KHÓ KHI QUẢN LÝ

 

Mọt có kích thước nhỏ, ẩn nấp sau lớp vỏ cây nên khó phát hiện sớm. Do thuộc bộ cánh cứng nên cánh của mọt được cấu tạo từ lớp Citin không thấm nước, từ đó làm giảm đi hiệu lực phun xịt.

Con cái tạo nên các đường đục lớn và phức tạp để ẩn nấp nên khó kiểm soát. Điểm đặc biệt ở loài mọt này khi không có con đực thì con cái vẫn tự sinh sản nên dễ nhân mật số lên rất đông.

 

Hình ảnh ấu trùng và thành trùng chen chút trong đường đục

 

PHÒNG TRỊ MỌT ĐỤC CÀNH

  • Thường xuyên dọn dẹp vườn, tạo độ thông thoáng và hạn chế các loại cây là ký chủ phụ của mọt.
  • Cung cấp dinh dưỡng làm tăng sức chống chịu cho cây trước sâu bệnh.
  • Vào thời kỳ mọt thường gây hại nên thăm vườn thường xuyên. Khi xuất hiện lỗ nhỏ trên thân, mạt cưa và vùng bị đục sẽ có màu nâu đen thì bà con nên can thiệp, có biện pháp quản lý và tiêu hủy các thân cành bị mọt tấn công.

 

Hình ảnh lỗ mọt và mạt gỗ

 

Hình ảnh mọt gây hại làm khô cành, rụng lá

 

  • Khi thấy xuất hiện mọt đục cành tại vườn nên phun 2-3 lần, tần suất mỗi lần phun cách nhau 7-10 ngày bằng các thuốc trừ côn trùng có tính thấm sâu và lưu dẫn mạnh.

 

 

Kết Quả

 

 

Hình ảnh mọt chui ra sau khi phun thuốc

 

Không cần phải vạt lớp vỏ bên ngoài, chỉ cần pha bộ 3 diệt mọt gồm Redmine, Thần Công và Thấm Sâu 30 giây sẽ dẫn dắt thuốc vào tận hang ổ của mọt, tác dụng xông hơi và lưu dẫn sẽ làm chết ấu trùng và khiến thành trùng bị ngạt và chui ra ngoài đường đục.

Từ nay nhà vườn sẽ an tâm và tự tin hơn, không còn lo ngại về đối tượng mọt đục cành tấn công sầu riêng nữa.

Sau khi quản lý mọt thành công thì việc khôi phục sức khỏe vườn cây cũng rất quan trọng. Cần bổ sung thêm một số dòng dinh dưỡng và điều hòa sinh trưởng nữa như Nutriactive Tây Ban Nha, Super Cat, … giúp cung cấp đầy đủ thành phần đa trung vi lượng cần thiết giúp cây khỏe, lá to, hấp thu ánh sáng để quang hợp tốt. Từ đó bổ sung lại thật nhiều năng lượng để nuôi cây.

Đội ngũ kỹ thuật An Phát Nông xin kính chúc quý anh chú nhà vườn có nhiều sức khỏe, canh tác vườn thuận buồm xuôi gió.

 Hoàng Mỹ

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline