HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT BỆNH HẠI DO NẤM – VI KHUẨN TRÊN RUỘNG LÚA

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT BỆNH HẠI DO NẤM – VI KHUẨN TRÊN RUỘNG LÚA
Ngày đăng: 19/05/2022 08:14 AM

   Hàng vụ, cây lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với 12 bệnh hại do nấm và 6 bệnh hại do vi khuẩn gây ra. Với các triệu chứng gây hại gần giống nhau nên nhà nông chưa có cách phân biệt khi đối mặt với chúng trên ruộng lúa.  Cần lắm những cách đơn giản để chẩn đoán vết bệnh do nấm hay vi khuẩn.

 

Đặc điểm gây hại của nấm

 

   Nấm bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao. Vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu nắng nóng gặp mưa hay vụ Thu Đông mừa dầm gặp “hạn bà chằn” là những khoảng thời gian thích hợp cho nấm bệnh bùng phát.

 

   Nấm bệnh có cách gây hại chủ động. Chúng bắt đầu bằng một bào tử, khi gặp những yếu tố thích hợp kể trên thì chúng sẽ áp vào cây lúa gây hại. Nơi đầu tiên nấm bệnh tiếp xúc với cây trồng thường để lại một đốm bệnh có màu sắc khác biệt với xung quanh. Điểm tiếp xúc có mật số bào tử nấm cao và bị hư hại trước nên sẽ hình thành đốm.

 

   PGS Phạm Văn Kim (Trường Đại học Cần Thơ) mô tả: “Nếu ví một bào tử nấm như một hạt lúa giống thì điều kiện cần thiết để phát triển chính là nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, và nơi hạt lúa bám đất cũng giống như vị trí bào tử nấm áp vào cây lúa để gây hại”

 

   Yếu tố thứ ba trong cách gây hại của nấm bệnh là cuối chu trình sẽ để lại những sợi tơ nấm, hạch nấm, bụi nấm đủ màu sắc “trắng – đen – vàng” với mục đích phát triển chu trình gây hại mới hoặc lưu tồn qua những vụ lúa sau.

 

Ảnh – Vết bệnh do nấm điển hình, có đốm bệnh rõ rệt. Hoàng Vũ 

 

Đặc điểm gây hại của vi khuẩn

 

   Vi khuẩn cần có điều kiện là nước. Nước mưa, sương sớm, mực nước ruộng chính là những nơi vi khuẩn sinh sôi và phát tán. Vi khuẩn gây hại trên lúa cấu tạo có đuôi (roi) nên bơi rất tốt. Vụ mùa thích hợp cho vi khuẩn phát triển là vụ Hè Thu và vụ Thu Đông.

 

   Khác với nấm bệnh, vi khuẩn rất bị động, chúng phải nhờ một tác nhân khác tạo vết thương để chúng đi vào. Dễ thấy vi khuẩn phát triển mạnh sau những cơn bão, sau đợt gió làm lá lúa khua vào nhau tạo vết thương. Nhà nông vẫn thường bắt gặp vi khuẩn theo sau bệnh đạo ôn, chúng đi vào các cửa ngõ mà bệnh đạo ôn gây ra trên cây lúa. Hoặc vi khuẩn sẽ “nhờ” những con côn trùng “cõng” vào cây lúa như nhện gié là một ví dụ. Thậm chí, chính con người cũng là tác nhân giúp vi khuẩn lây lan khi bà con mình lội vào ruộng vào buổi sáng sớm.

 

   Vi khuẩn gây bệnh thường sẽ không có vết xuất phát điểm do chúng tấn công trong các mạch dẫn hay phần “thịt” còn nấm thì ở “ngoài da”. Cuối chu trình gây hại, vi khuẩn thường để lại những giọt dung dịch trên bề mặt vết bệnh. Giọt này thường có màu trắng đục, vàng, cam, nâu rất đặc trưng. Một số loài vi khuẩn còn có mùi thối.

 

Ảnh – Giọt dung dịch từ vết bệnh do vi khuẩn. 

 

Lưu ý trong khâu phun xịt

 

   Đối với nấm bệnh, bà con cần chủ động phun ngừa ở những thời điểm mát mẻ, ẩm độ cao của thời tiết. Đặc biệt là trùng vào các cử phân đợt 2, làm đòng, hay giai đoạn trổ – chín. Hạn chế trường hợp thấy vết bệnh có đốm hoặc những vết tích sau chu trình gây hại, khi đó đồng nghĩa ruộng lúa đã bị thiệt hại nặng.

 

   Đối với vi khuẩn, khi phun xịt cần tuân thủ nguyên tắc quản lý nước. Thay nước mới trước khi phun – phun khi lá lúa khô sương – xả bỏ nước sau khi phun là những yếu tố quan trọng để quản lý bệnh do vi khuẩn.

 

   Với những cách phân biệt đơn giản hi vọng sẽ giúp cho bà con mình chẩn đoán dịch hại chính xác, qua đó chọn đúng giải pháp quản lý hiệu quả, tiết kiệm.

 

PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI GIỮA NẤM VÀ VI KHUẨN TRÊN LÚA

 

 

 

NẤM BỆNH

 

VI KHUẨN GÂY BỆNH

Điều kiện

 

Thời tiết mát mẻ (28C), ẩm độ cao (>80%)

Có nguồn nước: mưa, sương, nước ruộng

Vết bệnh

 

Có đốm bệnh (xuất phát điểm), gây hại ngoài bề mặt

Không có dấu xuất phát điểm, gây hại trong mạch dẫn

Sau khi gây bệnh

 

Để lại tơ nấm, bui nấm (trắng, đen, vàng), hạch nấm

Để lại giọt dung dịch vi khuẩn, có thể có mùi thối

Minh họa

 

Bệnh đạo ôn do nấm gây ra (đốm bệnh rất rõ)

 

 

Bệnh sọc trong do vi khuẩn gây ra (tiết dịch màu vàng)

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline