Thay vì 5 ngày hoặc 7 ngày nữa lúa mới bắt đầu trổ đòng, tuy nhiên nhiều diện tích ở đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra hiện tượng trổ sớm, khiến nhà nông vô cùng hoang mang, lo lắng.
Ảnh. Lúa mới 38 ngày đã thấy có tim đèn xuất hiện
TÌNH TRẠNG LÚA CÓ ĐÒNG SỚM
Đã là người làm nông thì còn gì vui bằng khi tận mắt nhìn thấy cây lúa phát triển xanh tốt từng ngày. Nhất là khi giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng cho đến ngày trổ bông thì bà con càng chăm chút để có được đòng khỏe, hạt to, mang về năng suất cao.
Thực tế để bước vào giai đoạn sinh sản cây lúa phải trải qua quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên gần đây xuất hiện tình trạng lúa có đòng sớm khi cây chưa thành thục làm bà con vô cùng lo lắng.
Điển hình như anh Gọi tại Long Phú, Sóc Trăng chia sẻ về lúa ST25 mọi năm có đòng vào thời điểm 46 - 47 ngày nhưng năm nay mới 42 ngày đã có thấy có tim đèn. Hay anh Lê Tuấn tại Tây Ninh cũng chia sẻ về tình trạng tương tự trên ruộng lúa nhà mình.
Chú Bình ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tâm sự: “Thực chất, hiện tượng lúa trổ sớm cũng từng nghe qua, nhưng bây giờ mới gặp, lúa mới 37 ngày đã thấy xuất hiện tim đèn lưa thưa rồi, không biết có ảnh hưởng đến năng suất lúa không”.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN LÚA CÓ ĐÒNG SỚM
Thực tế lúa là cây ngày ngắn do đó quang kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của chúng. Ở những thời điểm quang kỳ ngắn như vụ Thu Đông và Đông Xuân cây lúa sẽ phát dục sớm hơn bình thường.
Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ - Trường ĐH Cần Thơ nhận định: Nhiệt độ năm nay cao hơn mọi năm nên dẫn đến hiện tượng lúa trổ sớm. Các năm trước nhiệt độ lạnh hơn. Nếu nhà nông thường xuyên thăm đồng, có biện pháp phòng trừ dịch bệnh thích hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến năng suất.
Nhận định từ GS-TS Võ Công Thành - Trưởng Bộ môn Di truyền & Chọn giống cây trồng (Khoa Nông nghiệp – Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng “Do biến đổi khí hậu có những tác động bất thường khiến cây lúa bị “stress” nên trổ đòng sớm. Hiện tượng này không phải do giống hay quá trình canh tác của bà con tác động đến”.
Một số chuyên gia khác có nhiều nghiên cứu về cây lúa cũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng lúa trổ đòng sớm là do thời tiết thay đổi thất thường như nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trung bình hằng ngày cao hơn mọi năm. Cây lúa hấp thu nhiệt độ ánh sáng tốt đã làm cho lá phát triển nhanh, khi đạt từ 18 lá trở lên, cây sẽ ra bông.
BẤT CẬP KHI LÚA CÓ ĐÒNG SỚM
Đầu tiên là việc lúa có đòng sớm khi chưa kiến thiết đầy đủ số chồi dễ thấy sau này sẽ làm giảm số bông trên đơn vị diện tích.
Thứ hai là tập quán bón đón đòng chỉ dựa vào số ngày sinh trưởng. Trường hợp lúa có đòng sớm mà bà con không thăm đồng thường xuyên, không sớm phát hiện thời điểm lúa có tim đèn, nhà nông sẽ chậm trễ trong việc bón phân đón đòng. Hệ lụy là mầm hoa không được nuôi dưỡng kịp thời, không kiến tạo số bông được nhiều hơn, về sau tạo năng suất thấp hơn.
Thứ ba giai đoạn lúa có đòng là giai đoạn cực kỳ mẫn cảm với các loài dịch hại. Nếu giai đoạn tăng trưởng bà con có thể lơ là thì giai đoạn làm đòng mọi tác động từ dịch hại cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Hơn nữa, nếu lúa trổ sớm gặp phải thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống khá thấp làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn làm nhiều hạt sanh non hay còn gọi là tình trạng lép sinh lý.
Do đó để hạn chế những bất cập trên nhà nông nên đi thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện những biểu hiện lúa có đòng sớm. Đồng thời nên kết hợp các chế độ phun xịt phù hợp vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vừa tăng cường lực để cây phát triển khỏe mạnh nhất.
GIẢI PHÁP BẢO VỆ NĂNG SUẤT
Trong những năm gần đây, tình trạng lúa có đòng sớm ngày càng trở nên phổ biến. Cụ thể vụ Đông Xuân 2023 dự báo tình trạng này diễn ra phức tạp hơn, do đó bà con nên cần một số bước chuẩn như sau:
Ảnh: ruộng lúa chuẩn bị làm đòng
Đối phó với việc lúa có đòng sớm khi chưa ra đủ số chồi, bà con có thể rút ngắn khoảng cách ở các lần rải phân, thúc dinh dưỡng để cây hấp thụ đầy đủ giúp cây mau nhảy chồi, mau đạt được sự thành thục. Ví dụ ở cử phân đợt 2 bà con có thể bón sớm tầm 17 - 18 NSS, nuôi chồi lối 25 - 27 NSS, cần thiết tăng lượng giống gieo sạ ngay từ đầu để đảm bảo đủ số chồi cho ruộng lúa.
Giai đoạn 30 - 35 NSS bà con nên thăm đồng thường xuyên, sớm phát hiện biểu hiện thắt eo của lá để xé tim đèn, theo dõi ngày bón phân đón đòng, góp phần gia tăng thành phần năng suất.
Tương ứng với những lần rải phân bên dưới có thể kết hợp thêm việc bổ sung chất điều hòa sinh trưởng Brassinolide có trong Super Cat. Brassinolide có tác dụng thúc đẩy cây trồng tăng trưởng để nhanh đạt chồi hữu hiệu, tăng khả năng quang hợp, tăng hàm lượng diệp lục, kích thích phát triển rễ cây và nâng cao sức đề kháng.
Ảnh: Super Cat - An Phát Nông là chế phẩm điều hòa sinh trưởng cần thiết cho lúa
Do đó việc phun Super Cat không chỉ giúp lúa chống sốc mà còn tác dụng điều hòa các hormone trong cây, giúp cây trở lại trạng thái cân bằng để thực hiện quá trình sinh trưởng bình thường của vốn có.a
Tóm lại trường hợp lúa có đòng sớm đang rất phổ biến trên các trà lúa. Bài viết này đưa ra những nguyên nhân và những tác động từ hiện tượng này, hy vọng sẽ giúp bà con có cái nhìn tổng quát và đưa ra hướng giải quyết phù hợp hơn.
Để nhận đầy đủ quy trình canh tác vụ Đông Xuân 2023 xin mời quý nhà nông bình luận bên dưới hoặc liên hệ về số điện thoại: 0939 7809 971 kỹ sư Vũ.