Mưa trái mùa kèm theo giông lốc khiến các ruộng lúa giai đoạn trổ đến chín bị đổ ngã, nhà nông vô cùng lo lắng.
Lúa Đông Xuân sớm bị đổ ngã. Ảnh: An Phát Nông
Nỗi lo giảm năng suất
Nếu lúa đổ ngã gần sát ngày thu hoạch thì năng suất ít bị ảnh hưởng do bông lúa đã vào gạo hoàn chỉnh. Riêng các ô ruộng sập sớm ở giai đoạn trổ năng suất sẽ hao hụt nhiều.
Lúa sập có 2 dạng, thứ nhất là “tróc gốc” làm thân lúa nằm rạp, rễ khó hút nước và dưỡng chất nuôi cây. Dạng thứ hai là “gãy thân” khiến con đường vận chuyển dinh dưỡng bị tắt nghẽn. Cả hai trường hợp đều dẫn đến lép cậy.
Lúa “gãy thân” do mưa giông. Ảnh: An Phát Nông
Nỗi lo giảm phẩm chất
Những khu vực cấy lúa giống hoặc các ô ruộng sản xuất lúa cao sản rất sợ cảnh đổ ngã.
Bông lúa nằm nước lâu ngày phần hạt sẽ lên mộng, lúa giảm phẩm chất, chà xát gãy gạo, nẩy mầm yếu, thương lái ép giá.
Một số ruộng lung trũng lúa bị sập thu hoạch khó khăn, tiền công cắt – kéo sẽ đội lên so với lúa đứng.
Lúa lên mộng trên bông. Ảnh: An Phát Nông
Nỗi lo sau thu hoạch
Thường khi thu hoạch Đông Xuân sớm nhà nông sẽ tranh thủ gieo sạ vụ mới trước Tết Nguyên Đán, lúa đổ ngã rơm ướt không đốt được dẫn đến nguy cơ ngộ độc hữu cơ.
Những biểu hiện cây lúa vàng vọt, đen rễ hoặc lá lúa bạch tạng giai đoạn đẻ nhánh chính là hệ lụy của việc xử lý rơm rạ không triệt để.
Lúa bạch tạng do xử lý rơm rạ không kỹ. Ảnh: An Phát Nông
Cùng An Phát Nông cải thiện lúa đổ ngã
Nhà nông tiến hành xả bỏ nước ruộng, phun công thức “Cứng cây chắc cậy” gồm Trụ Thép cải tiến và Nano K++, được nắng ráo lúa sẽ “nhổng giò nai” giúp phần bông vào gạo tới cậy, thu hoạch thuận lợi.
Sau thu hoạch, xử lý rơm rạ với Trichoderma An Phát Nông để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc axit hữu cơ cho vụ mùa mới.
Giải pháp “Cứng cây chắc cậy”. Ảnh: An Phát Nông
Tận tâm trong từng giải pháp
An Phát Nông – An tâm phát triển nông nghiệp
Liên hệ tư vấn 0974 890 388 - 0939 789 971