Trong lúc sầu riêng đang ra lá non thì bổng dưng các lá già phía trong lại ồ ạt rớt xuống. Lá rụng mỗi ngày một nhiều, nhà vườn hoang mang không biết do nguyên nhân gì.
Biểu hiện sầu riêng rụng lá già
Ảnh: lá già phía trong chuyển sang màu vàng
Mùa mưa xuống là lúc cây cối đâm chồi nảy lộc. Lúc này các vườn sầu riêng tơ hay cây phục hồi sau thu hoạch hay có hiện tượng lá già chuyển màu vàng sậm sau đó rụng xuống đất trong khi đọt non vẫn phát triển bình thường. Từng chiếc lá rụng xuống đến mức phủ đầy mặt đất tạo nên một cảnh tượng khiến nhà nông không khỏi lo lắng.
Vấn đề này xuất phát từ những nguyên nhân gì? Khi nào cần tác động giải pháp, khi nào thì để cây phát triển tự nhiên? Xin mời bà con cùng tham khảo bài viết của đội ngũ An Phát Nông nhé!
Nguyên nhân lá già bị đào thải
Sinh lý của cây: khi lá non hình thành thì các lá già phía trong thường có sự chuyển đổi dinh dưỡng sang cho lá mới. Cụ thể lá già phải quang hợp nhiều hơn, tạo các sản phẩm là đường và chất hữu cơ để chuyển đến chồi, cung cấp năng lượng cho sự sinh trưởng của đọt non. Càng có nhiều lá non thì năng lượng chuyển đi càng nhiều, đồng nghĩa lá già hoạt động quá mức và sẽ rụng nhanh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Đào thải lá bị bệnh: nếu quan sát lá rụng có các vết đốm rong bên trên hay vết cháy lá rằn ri cho thán thư thì đây là do cây chủ động loại bỏ mầm bệnh để tránh lây sang lá non. Nếu nhà vườn lo lắng thì có thể dùng hữu cơ, nấm đối kháng như Trichoderma để tưới xuống đất nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy lá bệnh phía dưới.
Ảnh: sầu riêng rụng các lá bệnh để giảm áp lực cho cây
Loại bỏ hóa chất tạo mầm trong cây: đối với các vườn trải qua thời gian dài làm trái, lá già tiếp nhận hóa chất tạo mầm như nhóm ức chế, phân lân, kali cao sẽ làm sự lão hóa tiến triển nhanh. Cuối cùng dẫn đến rụng khi cây phát triển cơi đọt mới mạnh khỏe hơn.
Sốc thời tiết: mưa dập liên tục làm úng rễ, sốc nước, sốc thời tiết sẽ thúc đẩy sự hình thành hormone ức chế như Ethylen, Abscisic acid. Đây là nguyên nhân làm rụng tầng rời của lá già. Trường hợp này bà con nên can thiệp bằng giải pháp điều hòa sinh trưởng kết hợp dinh dưỡng để giúp cây ổn định trở lại nhé.
Giải pháp tác động là gì?
Với các trường hợp do bệnh như nấm hồng, đốm rong, thán thư hay mọt đục cành là suy dinh dưỡng gây đứng đọt, rụng lá thì hướng giải quyết sẽ thiên về quản lý dịch hại. Tùy trường hợp mà bà con sẽ có biện pháp can thiệp khác nhau.
Sau đây là chia sẻ về cách giữ lại lá cội trong tình huống sốc thời tiết. Hướng tác động bao gồm điều hòa chống sốc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thành phần.
Bên dưới tưới bộ giải pháp ra rễ - kích kháng:
Ảnh: bộ công thức tưới kích rễ - kích khánh cho cây khi tạo cơi đọt
Bộ công thức này có công dụng cung cấp hữu cơ dạng lỏng cho sự đâm ra của rễ tơ, chuyển tín hiệu kích hoạt đọt non hình thành và phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra còn giúp ức chế mầm bệnh, hạn chế tuyến trùng và tăng kích kháng cho rễ.
Bên trên phun chống sốc:
Ảnh: bộ công thức phun kích đọt, chống sốc cho sầu riêng
Bên cạnh điều hòa hormone trong cây về mức phù hợp cho sự duy trì lá già và phát triển lá non thì còn giúp tăng quang hợp, tạo hiệu ứng lá xanh, bóng như tha mỡ.
Lưu ý: thời điểm hiện tại nhiều vườn đang tạo cơi đọt mới, lượng thức ăn nhiều là cơ hội để rầy xanh, rầy nhảy tấn công. Dựa vào thời điểm diệt rầy, bà con có thể phối trộn chung với các chế phẩm phun xịt vừa nêu để tiết kiệm công lao động nhé.
Chúc bà con những vụ mùa thắng lợi, đạt năng suất cao, giá bán tốt.