NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI GIEO SẠ CHO VỤ THU ĐÔNG 2024

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI GIEO SẠ CHO VỤ THU ĐÔNG 2024
Ngày đăng: 12/07/2024 03:35 PM

Trước khi tiến hành gieo sạ lúa xuống đồng thì nhà nông phải xử lý rơm rạ và giống cho sạch sẽ để cho mạ non khỏe mạnh, rễ nhanh bám đất. Điều này giúp tránh tình trạng trôi giống hay nhận giống trước những điều kiện bất lợi về thời tiết.

1. Xử lý rơm rạ

Rơm rạ là nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp gồm sinh khối thân, lá, rễ lúa sau khi thu hoạch. Nguyên liệu hữu cơ này sẽ cung cấp dinh dưỡng cho vụ mùa tiếp theo.

Khoảng thời gian gần đây, khi canh tác liên tục nên khoảng nghỉ giữa vụ ít dẫn đến rơm rạ trở thành nguồn gốc của độc chất gây hại cho ruộng lúa.

Để xử lý rơm rạ đầu vụ, bà con có nhiều cách:

+ Đốt rơm rạ: đây là cách làm truyền thống từ xưa đến nay. Sau khi gặt xong bà con thường đợi khoảng 2 – 3 ngày cho rơm rạ khô lại rồi tiến hành đốt. Cách này sẽ giúp giải quyết nhanh vấn đề rơm rạ nhưng sẽ bị hạn chế khi bước vào mùa mưa.

Ảnh - ruộng lúa đã được đốt rơm sạch sẽ

 

+ Sử dụng Trichoderma: Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Trichoderma đang là xu thế được nhiều nhà khoa học khuyên dùng. Trichoderma mang đến nhiều lợi ích trong khâu xử lý rơm rạ và phù hợp với bối cảnh thời tiết hiện tại.

Về cách sử dụng: bà con mình pha Trichoderma với nước (1kg sử dụng cho 5 công) phun trực tiếp lên rơm rạ. Nhà nông có thể đốt rơm xong rồi còn phần rạ mình vẫn tưới Trichoderma lên để cung cấp dưỡng chất lại cho đất.

Sau khi phun xong khoảng 7 – 10 ngày có thể đưa nước và tiến hành xới qua một tác.

2. Bón lót

Việc bón lót trước khi gieo sạ có công dụng cải tạo đất. Ngoài ra còn cung cấp dinh dưỡng sớm để mạ non sinh trưởng và khỏe mạnh ngay từ đầu.

Có rất nhiều loại để bón lót, tùy vào trường hợp mà chọn loại phù hợp để bón. Như bón vôi để hạ độc chất Fe - Al -  Na, bón phân có thành phần lân cao có tác dụng hạ phèn và cung cấp dinh dưỡng, bón Ure vừa giúp tăng tốc độ phân hủy rơm rạ và hạn chế ngộ hữu cơ về sau.

3. Xử lý giống

Trước khi tiến hành gieo sạ lúa xuống đồng thì nhà nông phải trải qua khâu xử lý giống để cho mạ non khỏe mạnh, rễ nhanh bám đất. Điều này giúp tránh tình trạng trôi giống hay nhận giống trước những điều kiện bất lợi về thời tiết.

Bà con có thể tham khảo công thức ngâm ủ giống với Super Cat. Với liều lượng là 20 kg giống ngâm cho 10 gram Super Cat. 

4. Phương pháp gieo sạ

Phương pháp sạ nước là một trong những lựa chọn phù hợp ở vụ Thu Đông do tình hình mưa liên tục.

Lưu ý sạ nước: Sau khi xuống giống 2 - 3 đêm có thể tiến hành tháo nước từ từ tùy vào tình hình thời tiết (tháo vừa lú đầu của cây lúa vì khi tháo hết gặp mưa sẽ làm cho giống bị dập ngay).

Ảnh - lúa đang bắt rễ trong những ngày sau gieo sạ

 

Chọn lựa phương pháp gieo sạ phù hợp sẽ giúp cây lúa khỏe mạnh ngay từ đầu, từ đó nhà nông có thể dễ dàng chăm sóc hơn cho khoảng ngày về sau.

Bài viết bên trên là những điểm cần lưu ý khi gieo sạ cho vụ Thu Đông, hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi hơn đã bà con có thể nhẹ công chăm sóc và năng suất đạt cao.

 

 

 

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline