Tiết trời se lạnh giữa chu kỳ trăng là điều kiện lý tưởng cho muỗi hành hoạt động. Chúng bắt cặp và đẻ trứng ngay trên những ruộng lúa mới sạ khiến việc quản lý thêm phần cập rập.
Muỗi hành đẻ trứng trên lá cỏ. Ảnh: Nguyễn Ngọc Tài
TẬP QUÁN MUỖI HÀNH
Thành trùng muỗi hành ưa sáng, chúng có xu hướng hoạt động mạnh vào những đêm trăng sáng. Chúng bắt cặp và đẻ trứng ngay sau khi vũ hóa, trứng nở ra và theo những giọt sương chui vào đọt lúa gây hại.
Cây lúa nhiễm muỗi hành có những đặc điểm như mất đọt, lá xanh đậm, thân ngắn và nhảy chồi bất thường, không lâu sau sẽ xuất hiện một “ống hành” đâm lên từ đỉnh sinh trưởng. Ấu trùng sinh sống bên trong ống hành cho đến khi hóa nhộng và chui ra ngoài ở phần đầu ống.
Ấu trùng chui ra khỏi “ống hành”. Ảnh: Hoàng Vũ
THÓI QUEN PHUN XỊT
Nhà nông thường phun xịt muỗi hành vào giai đoạn lúa đẻ nhánh trùng với khoảng ngày có trăng sáng. Với những khu vực nhiễm ít, bà con sẽ phun một cử trong khoảng ngày này. Riêng những khu vực nhiễm nặng sẽ có hai cử phun vào đầu và cuối trăng.
Với tuổi lúa nhỏ hơn nhà nông thường dùng cách ém nước ngập qua “chắn ba” cây lúa để hạn chế ấu trùng chui vào thân lúa gây hại.
Trường hợp lúa có biểu hiện “se đọt” nhà nông sẽ ứng dụng “thuyết đâm nhánh” để cải thiện năng suất.
“Thuyết đâm nhánh”. Ảnh: Hoàng Vũ
MUỖI HÀNH VÀO RUỘNG QUÁ SỚM - CẬP RẬP CANH TÁC
Với tình huống muỗi hành đẻ trứng ngay khi lúa mới gieo sạ sẽ nằm ngoài khoảng kiểm soát của nhà nông. Cụ thể đến khi trứng nở, lúa mới 4 – 5 ngày, chưa đến kỳ ém nước nên ấu trùng dễ dàng chui vào thân lúa gây hại.
Bên cạnh đó, những ngày đầu nhà nông chỉ thường phun thuốc trừ cỏ (không có thuốc trừ sâu nên khả năng thành trùng và ấu trùng sẽ sống sót với tỉ lệ cao và gây thiệt hại kéo dài).
Muỗi hành xuất hiện sớm gây thiệt hại kéo dài. Ảnh: Nguyễn Ngọc Tài
Tận tâm trong từng giải pháp
An Phát Nông - An Tâm Phát Triển Nông Nghiệp
Liên hệ tư vấn: 0974 890 388 - 0939 789 971