Bệnh đốm vằn lưu tồn rất lâu trong ruộng lúa. Vụ trước có bệnh đốm vằn thì vụ sau chắc chắn bệnh sẽ quay lại. Do đó cần có các biện pháp quản lý bệnh đốm vằn từ khâu phòng ngừa đến trị bệnh để có thể bảo vệ ruộng lúa khỏe, năng suất tối đa.
Phòng ngừa
- Hiện nay chưa có giống kháng bệnh đốm vằn, tuy nhiên trong quá trình canh tác lúa nguời ta phát hiện thấy có những giống nhiễm bệnh nặng hoặc cũng có giống ít nhiễm. Do đó bà con nên chọn và gieo sạ các giống ít nhiễm để giảm tỉ lệ nhiễm và chi phí phòng trừ bệnh đốm vằn.
Biện pháp kỹ thuật canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch lúa nên dọn sạch rơm rạ, cỏ dại ven đường để hạn chế nơi lưu tồn của hạch nấm.
- Làm đất: Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải lật đất, để chôn vùi rơm rạ có bệnh và hạch nấm xuống sâu trong lớp đất, làm giảm cơ hội tiếp xúc giữa mầm bệnh với lúa mới gieo sạ.
- Mật độ gieo sạ: nên gieo sạ với mật độ vừa phải để tiết kiệm giống, hạn chế bệnh đốm vằn; giảm chi phí phòng trừ. Lượng hạt giống gieo sạ được khuyến cáo từ 80 - 120 kg/ha. Nếu có điều kiện nên sạ theo hàng bằng máy, lượng giống gieo sạ từ 80 -100kg/ha. Nếu sạ bung lượng hạt giống nên từ 100 - 120kg/ha. Không nên gieo sạ quá dày vì vừa tốn giống vừa tốn chi phí phòng trừ sâu bệnh đặc biệt là bệnh khô vằn.
- Bón phân: bón phân đầy đủ, cân đối giữa tỷ lệ N:P:K. Tăng cường bón phân hữu cơ, kali giúp hạn chế bệnh. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân cho lúa, như vậy lúa vừa có năng suất cao mà lại vừa tiết kiệm được phân bón và chi phí phòng trừ bệnh.
- Luân canh: Ruộng thường xuyên bị bệnh đốm vằn gây hại nặng không nên gieo sạ nhiều vụ liên tiếp trong năm; nên luân canh với cây trồng khác không phải là cây ký chủ của bệnh đốm vằn.
- Quản lý cỏ dại, chăm sóc: Cỏ dại vừa là ký chủ phụ vừa tạo môi trường sinh thái thích hợp cho bệnh đốm vằn. Cần thường xuyên làm cỏ và vớt lục bình dọc bờ kinh mương để hạn chế sự sinh ra hạch nấm và rớt xuống nước kinh mương.
- Quản lý nước: rơm rạ có bệnh và hạch nấm chỉ khi nào nổi trên mặt nước và tiếp xúc với bẹ lúa mới xâm nhiễm và gây bệnh được. Do đó cần ngăn chặn hạch nấm từ kinh mương theo nước tưới vào ruộng bằng cách sử dụng lưới chắn chặn ngang đường nước. Có thể sử dụng lưới 3 lớp để hạn chế bị nghẽn nước.
Trị bệnh
Khi cây bị đốm vằn, nếu lúa chưa làm đòng cần khẩn trương rút nước trong ruộng, giai đoạn làm đòng chỉ chừa phần nước xem xép ruộng khoảng 2cm để hạn chế lây lan.
Tiến hành phun thuốc khi cây mới chớm bệnh, khi phun cần rẽ lối để thuốc chạm vào tới gốc lúa để thuốc đạt hiệu quả cao.
Có nhiều loại thuốc có hiệu quả cao với bệnh đốm vằn. Hiện nay trong các công thức phối trộn của thuốc, có những thuốc vừa trị đạo ôn vừa trị bệnh đốm vằn. Do đó trong quá trình dùng thuốc trị bệnh cho lúa, bà con cần quan tâm đến các hoạt chất bên trong của thuốc để quyết định phối trộn thêm với thuốc khác hay không cần phối trộn.
Sản phẩm Happy Gold 500SC của công ty An Phát Nông là sự kết hợp giữa 3 hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole, Fenoxanil đặc trị các bệnh do nấm gây ra, giúp làm khô nhanh vết bệnh ngay cả khi cây trồng bị bệnh nặng.
sản phẩm HAPPYGOLD của công ty An Phát Nông
Sự kết hợp giữa 3 hoạt chất trên có tính nội hấp, lưu dẫn mạnh, hiệu lực kéo dài, diệt sạch mọi loại nấm bệnh, bảo vệ năng suất ruộng lúa.
Sản phẩm đặc biệt cho giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều, giúp cây có hiệu ứng xanh lá, xanh gié nên hạt gạo được giữ no tròn đến ngày thu hoạch. Giữ cho cây sạch bệnh, cây khỏe, năng suất vượt trội.
Chúc bà con quản lý thành công bệnh đốm vằn để có năng suất vượt trội nhé!
Thông tin sản phẩm bà con xem tại đây