Nhiệt độ xuống thấp kèm theo độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để muỗi hành phát sinh và phát triển. Ước tính tỷ lệ nhiễm bổ đồng khoảng từ 60-70% khiến nhiều nhà nông “khóc không thành tiếng”. Với tỉ lệ nhiễm cao như vậy thì quyết định nên cứu lúa hay nên bỏ ruộng khiến nhà nông vô cùng hoang mang.
1. Muỗi hành “trở lại và lợi hại hơn xưa”
Muỗi hành hay còn gọi là sâu năn, với tập tính chui vào đỉnh sinh trưởng cắn phá và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường như cọng hàng.
Cây lúa trổ ống hành. Hoàng Vũ
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, muỗi hành là đối tượng không còn xa lạ gì với nhà nông. Tuy nhiên, vài năm nay muỗi hành phát sinh nhanh đến nỗi làm nhà nông trở tay không kịp. Đầu xuân Nhâm Dần 2022 vừa cắm nhang cúng ba ngày Tết xong, ra thăm ruộng lại thấy cả cánh đồng cũng “cắm nhang”.
Ruộng lúa vụ Đông Xuân ở khu vực xã Vĩnh Phú và xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đang bị nhiễm muỗi hành vào giai đoạn làm đòng với mật số cao, có chỗ gần không còn nhìn thấy đọt, gần như mất trắng.
Lúa mất đọt chỉ còn ống hành trổ ra. Hoàng Vũ
Qua các phương tiện truyền thông thì Thuyết đâm nhánh của kỹ sư Lê Trần Hoàng Vũ được xem là bí kíp “lận lưng” của nhà nông để cải thiện ruộng lúa nhiễm muỗi hành. Tuy nhiên, với tỉ lệ ống hành trổ ra ngày càng nhiều khiến ruộng lúa đang rơi vào thế ‘năm ăn năm thua”, bỏ thì tiếc, mà cứu thì không biết thắng thua nên bà con vô cùng lo lắng.
2. Giải pháp Thuyết đâm nhánh mới
Hiểu được nỗi lòng của bà con, các kỹ sư của công ty An Phát Nông trực tiếp đến tận ruộng để chuyển giao giải pháp nhằm đánh giá đúng tỉ lệ nhiễm muỗi hành. Từ đó ước lượng được phần năng suất ruộng lúa.
Dụng cụ
Bằng các dụng cụ đơn giản như 4 ống dài 50cm, 4 cái co đã tạo thành ô đếm 50cm2
Ô đếm 5 tất vuông. Trọng Hiếu
Cách thức thực hiện
Đặt ô vào ruộng và đếm theo 5 điểm của đường chéo góc để tính trung bình.
Đánh giá phần trăm cây lúa bình thường và phần trăm cây lúa bị trổ ống hành. Trong số các cây lúa bị trổ ống hành thì tiếp tục đánh giá phần trăm cây mẹ bị trổ ống hành và phần trăm cây con bị trổ ống hành.
Điều cốt lõi trong cách làm này là việc đánh giá đúng tỉ lệ nhiễm muỗi hành của ruộng lúa, từ đó ước lượng được phần năng suất cuối vụ và qui ra lợi nhuận tương đối.
% năng suất tối thiểu của ruộng lúa = % cây lúa bình thường + % cây lúa có ống hành trổ từ cây con
(% Năng suất tối thiểu) x (giá bán) => lợi nhuận tương đối.
Đem so sánh giữa phần lợi nhuận tương đối và phần chi phí phân thuốc cải thiện, bà con sẽ đưa ra được quyết định khoa học nhất, tối ưu nhất cho miếng ruộng nhà mình.
Khi đã có cơ sở bảo vệ năng suất bằng con số cụ thể thì nhà nông hãy mạnh dạn áp dụng giải pháp Thuyết đâm nhánh để cải thiện ruộng lúa nhiễm muỗi hành.
Nội dung Thuyết đâm nhánh
Cơ chế: Nếu cây lúa bị giới hạn sinh trưởng ở thân chính thì cây lúa sẽ có cơ chế đâm nhánh ở những mắc mầm trên thân và nhánh đó sẽ tiếp tục phát triển và cho ra một bông lúa mới.
Lúa nhiễm muỗi hành giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng đều có thể áp dụng thuyết đâm nhánh, tuy nhiên ở giai đoạn lúa làm đòng tỏ ra thích hợp để tác động các giải pháp vì chi phí đầu tư sẽ được tối ưu hóa – vừa tăng năng suất cây lúa bình thường vừa giúp cọng hành đâm nhánh trổ bông.
Dựa trên cơ sở khoa học và những thí nghiệm thực tế ngoài đồng, công ty An Phát Nông đã cho ra đời các sản phẩm quản lí muỗi hành như Thần công + Thấm sâu + dinh dưỡng thích hợp.
sản phẩm Thần công của công ty An Phát Nông
Nguồn dinh dưỡng khuyến khích được bổ sung 2 lần. Lần 1 là bổ sung theo hướng đồng bộ trên dưới: bên trên bổ sung dinh dưỡng chuyên dụng qua lá, bên dưới gốc bón phân nền ẩm bằng Ure: DAP: Kali theo tỉ lệ 2:2:2 hoặc 3:3:3 tùy theo sức khỏe cây lúa. Lần 2 được thực hiện sau đó khoảng 5 ngày bằng cách lặp lại dinh dưỡng qua lá.
Cách xác định thời điểm phun muỗi hành bà con tham khảo Tại đây
Lưu ý: trong quá trình cải thiện năng suất ruộng bị muỗi hành, bà con cần “né” các tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây lúa:
- Tránh phun các loại thuốc dạng nhủ dầu, chất xông hơi mạnh vì rất có thể làm nóng cây.
- Không sử dụng hoạt chất Paclobutrazole trong giai đoạn này vì sẽ ức chế quá trình sinh trưởng, cây khó đâm nhánh.
- Thuyết đâm nhánh có ghi rõ cần phải dựa vào cây lúa bình thường để xác định lượng phân đón đòng. Không tham phân, rải nhiều sẽ làm cây lúa phát sinh nhiều sâu bệnh.