SẦU RIÊNG MÙA THUẬN CẦN TẠO MẦM KHÔNG?

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0974 890 388 - 0965 890 388

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

SẦU RIÊNG MÙA THUẬN CẦN TẠO MẦM KHÔNG?
Ngày đăng: 23/11/2024 10:53 AM

Sầu riêng mùa thuận tự ra mắt cua. Nhà vườn vừa vui vừa lo lắng không biết có cần tạo mầm không?

Lá sầu riêng được tạo mầm sẽ già đồng loạt, có màu xanh đậm. Ảnh: An Phát Nông

VỤ THUẬN CẦN TẠO MẦM KHÔNG? 

Xử lý ra hoa sầu riêng là những kỹ thuật làm cho cây sầu riêng giảm sự sinh trưởng để thúc đẩy cây chuyển qua giai đoạn sinh sản và ra hoa.

Trong đó tiên quyết cần được thỏa mãn 2 yếu tố, gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong là cung cấp đầy đủ các chất đồng hóa, cây được tích lũy đủ năng lượng, chất khô cần thiết cho quá trình dài “sinh con đẻ cái”. Yếu tố bên ngoài chủ yếu là thời gian khô hạn đầy đủ.

Khi xử lý ra hoa sầu riêng vụ nghịch, bối cảnh thời tiết có mưa, ẩm cao, nước nhiều, bà con miền Tây thường có thao tác xẻ hộc, xiết nước, đậy nilon (tủ bạt, màng phủ…). Ngoài ra còn dùng lân, kali, nhóm chất điều hòa sinh trưởng để bón và phun xịt lên cây. Chung quy gọi là quá trình tạo mầm sầu riêng.

Tuy nhiên vụ thuận, khi trời đã giảm mưa, có nắng nhiều hơn thì cần tạo mầm hay không?

Thiết nghĩ trong vườn sẽ có cây mạnh, cây trung bình, cây yếu. Một phần do sinh lý của cây giống, một phần đặc trưng từng khu đất và khả năng phục hồi từ mùa vụ trước. Do đó mỗi cây có sự cảm nhận thời tiết và chuyển qua sinh sản khác nhau, không được đồng loạt.

Nếu để cây “tự tung tự tác” vẫn có thể cho năng suất nhưng không cao, lọt xọt nhiều cỡ bông, cỡ trái, dễ làm đi đọt, gây cạnh tranh, rụng, méo mó khó chăm sóc. Qua đây, để cây sầu riêng ra hoa tập trung, đạt tỉ lệ cao và phẩm chất tốt khi thu hoạch, thao tác tạo mầm trong vụ thuận là rất cần thiết.

KINH NGHIỆM RẢI LÂN TỪ LÚC "CƠI ĐỌT NON" 

Cơi đọt mở 1 cặp lá có thể tiến hành rải lân. Ảnh: An Phát Nông

Để tránh sầu riêng đi đọt chuyền, năm nay nhiều bà con đã thực hiện rải lân sớm hơn thường khi. Nói cách khác thì rải lân từ lúc cơi đọt còn non.

Khi cặp lá số 1 của cơi đọt cuối mở đã đem rải các dòng lân tan chậm như Ninh Bình, Long Thành, Văn Điển,… liều 1 gốc 4 - 5 kg tùy theo tuổi và độ sung của cây. Hoặc khi đã mở tới cặp lá số 3 thì chuyển qua các dòng lân tan nhanh như Phos 52, Phos 600,...liều từ 1-1,5kg/gốc.

Song song với việc rải lân, 7 - 10 ngày sau bà con còn chủ động tưới Tạo mầm chờ APN gồm Arigold 620 APN + Kali sunfat cho 200 lít nước. Nhờ hiệu ứng lưu dẫn 2 chiều của Arigold 620 sẽ giúp cây tiếp nhận nhanh chất tạo mầm nhanh và hiệu quả hơn. Giảm được tình trạng thiếu lân, cây đi đọt chuyền và sau này dễ ra mầm lá. Ngoài ra, Arigold 620 còn giúp vệ sinh vùng rễ được sạch sẽ, hạn chế xì mủ, suy cây, giúp tăng kích kháng và tăng cường màu xanh cho lá.

Bộ Tạo mầm chờ An Phát Nông

Rải lân, xả cho lân tan khoảng 4 - 5 ngày thì bắt đầu vào xiết nước từ từ. Đến khi tạo mầm chờ xong thì dừng tưới hẳn.

Lưu ý: không hẳn tạo mầm phải xiết nước cho khô kiệt. Cần phải căn cứ vào từng địa hình địa thế. Dựa theo vùng đất có quá hốc hay không, có mực nước chân hay không mà quyết định sẽ cần nhấp nước khi đang tạo mầm. 

PHUN TẠO MẦM KHI NÀO?

Sau khi cây kéo lân lên khoảng 10 ngày thì tiến hành phun tạo mầm. Ảnh: An Phát Nông 

“Lá mở rải lân, lá lụa tạo mầm”

Sau khi rải lân từ 10 - 12 ngày, khi lá lụa bà con sẽ phun tạo mầm hoa. Lá lụa, khả năng hấp thu hóa chất của lá là tốt nhất. Nếu phun muộn, cây sẽ chậm chuyển hóa, sau này lại tiếp tục đi cơi mới mà không chịu chuyển qua sinh sản.

Quan trọng không kém, tạo mầm khi lá non phải cộng chung thuốc rầy, nhện và trung vi lượng để lá được xanh khỏe và dày dặn. Hạn chế tình trạng lá mỏng, sau này dễ cháy và rụng lá. 

Để nhận quy trình từng bước cho quá trình tạo mầm, mời bà con theo dõi và liên hệ về kênh youtube C.A.T An Phát Nông.

Tận tâm trong từng giải pháp 

An Phát Nông -  An tâm phát triển nông nghiệp

Liên hệ tư vấn kỹ thuật: 0965 890 388 - 0965 570 43

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN KỸ THUẬT

Hotline