Gọi là sâu phao đục bẹ vì cách thức, thời điểm sinh sống giống như sâu phao nhưng cách gây hại lại giống như sâu đục thân.
Hình ảnh sâu phao đục bẹ
Sâu phao đục bẹ và sâu đục bẹ có giống nhau không?
Nhiều nhà nông thường nhầm lẫn sâu phao đục bẹ và sâu đục bẹ là 1. Tuy nhiên, đây là 2 loài khác nhau. Sâu phao đục bẹ là loài dịch hại mới được phát hiện ở ĐBSCL trong khoảng 10 năm trở lại đây, các đặc tính sinh học, cách gây hại và nhất là biện pháp phòng trừ hữu hiệu của chúng vẫn chưa được nhiều nhà nông biết đến.
Sở dĩ có tên sâu phao đục bẹ là vì chúng có nhiều đặc điểm vừa giống sâu phao, vừa gần giống với sâu đục thân. Do đó bà con nông dân nên nhận biết và phân biệt 2 loài này để có biện pháp quản lý thích hợp, mang lại hiệu quả cao.
- Sâu phao đục bẹ hay còn gọi là sâu phao mới, chúng vừa gây hại cho phiến lá lúa, có biểu hiện vừa cuốn phao, vừa đục vào bẹ lá. Sâu phao đục bẹ có thể chui mình xuống nước để đục vào thân cây lúa nên rất khó phát hiện.
- Sâu đục bẹ là tên gọi khác của sâu đục thân, trong quá trình tấn công vào cây lúa, sâu phải qua giai đoạn đục vào bẹ lá bên ngoài, đục vào đến nõn giữa, hút chất dinh dưỡng. Sâu chỉ gây hại cho bẹ lá và phần dưới của thân, không trực tiếp cắn hại phiến lá.
Điều kiện phát sinh
Theo kết quả điều tra cho thấy, sâu phao đục bẹ có thể gây hại cho cây lúa quanh năm, nhưng thường gây thiệt hại nặng vào vụ lúa Đông – Xuân khi điều kiện trên đồng có nhiều nước. Bên cạnh đó, điều kiện mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao thì những chỗ trũng, lúa mọc thưa, cấy dặm trên ruộng thường bị sâu tấn công nặng.
Triệu chứng gây hại
Sâu non tuổi 1 – 2 chỉ ăn lá là chủ yếu, chúng cạp nhu mô và cắn thủng lá nhiều chỗ làm lá lúa bị rách răng cưa ở 2 bên mép lá, lá lúa dễ bị gãy nằm dài xuống mặt nước. Từ tuổi 3 trở đi, sâu vừa ăn lá vừa đục vào thân cây lúa, làm lá héo vàng hoặc thân lúa bị chết đọt, lúa bị lùn, chậm phát triển và sẽ chết nhanh sau đó.
Ruộng lúa bị sâu phao gây hại rất dễ để nhận diện là lá lúa bị đứt đầu, có nhiều vệt trắng ở ngọn lá và vết cắn trong toàn ruộng sẽ có dạng không đồng đều. Nhìn dưới gốc lúa sẽ thấy những “cái phao” trôi dạt trên mặt nước.
Sâu thường phá giai đoạn mạ, lúa đẻ nhánh, sâu thường phá cực kỳ nhanh có thể cắn trụi ruộng này sang ruộng khác.
Phân biệt thành trùng sâu phao với sâu đục thân và sâu cuốn lá
Đây là cách đơn giản để phân biệt thành trùng của 3 loại sâu hại phổ biến trên ruộng lúa, giúp nhà nông nhận dạng đối tượng sâu hại trên ruộng để có thể đưa ra hướng quản lý phù hợp.
Thành trùng sâu phao: trên cánh có nhiều chấm nhỏ
Thành trùng sâu đục thân: ở đuôi cánh có 2 chấm nhỏ
Thành trùng sâu cuốn lá: trên cánh có nhiều sọc rằn ri
Ảnh. Thành trùng sâu phao
Ảnh. Thành trùng sâu đục thân 2 chấm
Ảnh. Thành trùng sâu cuốn lá nhỏ
Biện pháp phòng trừ
- Không nên gieo sạ quá dày, tốt nhất là dùng biện pháp sạ hàng. Không nên bón quá nhiều phân đạm làm cho cây lúa mềm yếu. Nên áp dụng biện pháp “ba giảm ba tăng” như ngành bảo vệ thực vật đã khuyến cáo.
- Không nên để mực nước quá cao trên đồng ruộng và tránh có những chỗ trũng trong ruộng ở giai đoạn đầu của cây lúa, muốn vậy phải cố gắng san bằng mặt ruộng và chủ động khống chế mực nước ruộng ở mức 4-5cm để hạn chế sâu di chuyển lây lan. Sau khi bón phân đợt 2 khoảng 5 ngày rút nước ráo mặt ruộng vài ngày cũng có tác dụng hạn chế sâu rất tốt.
- Tiến hành phun thuốc trừ sâu phao khi đạt ngưỡng gây hại. Sự kết hợp giữa Thần công + Thấm sâu 30 giây được xem là giải pháp hiệu quả để quản lý đối tượng sâu này.
Thần công 99,99 EW là sản phẩm trừ sâu 3 hoạt chất với hoạt lực cực mạnh, được cấu tạo dạng sữa, không lo nóng cây, cháy lá. Dùng được cho mọi cây trồng trong mọi giai đoạn. Sâu chết có biểu hiện trồi đầu sau khi phun, do đó nhà nông rất dễ kiểm tra mật số sâu chết.
Thần công + Thấm sâu 30 giây giúp hoạt chất thuốc thấm sâu vào trong lá, tìm và tiêu diệt sâu phao gây hại ngay cả khi sâu trú ẩn trong lá, nơi mà các loại thuốc thông thường khó tiếp xúc.
Ban biên tập hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý nhà nông hiểu thêm về loại sâu phao gây hại cũng như cách quản lý sâu phao hiệu quả trên ruộng lúa.
Mọi thắc mắc và đóng góp kính mong quý nhà nông liên hệ: 0939 789 971 Kỹ sư Vũ.
Huyền Nhi