Có dịp gặp gỡ nhiều anh chú trồng sầu riêng. Chúng tôi nghe rất nhiều nhà vườn phàn nàn về hiện tượng rầy xanh kháng thuốc. Các chú mô tả: “phun nước rớt độp độp mà rầy tỉnh queo” hay “phun thuốc thấy giãn giãn vài bữa là bùng trở lại”. Thực hư vấn đề này thế nào, xin mời bà con theo dõi bài viết sau.
Ảnh. Rầy xanh làm sầu riêng rụng lá, chỉ còn trơ trọi cái chà
NHẬN BIẾT RẦY XANH TRÊN SẦU RIÊNG
Rầy xanh hay rầy nhảy, rầy phấn có tên khoa học: Allocaridara malayensis. Thuộc Họ Rầy nhảy (Psyllidae), Bộ Cánh đồng (Homoptera).
Rầy xanh được ghi nhận như loài sâu hại chính trên cây sầu riêng ở Thái Lan, Indonesia và Philippines. Ở Việt Nam, thời gian gần đây rầy xanh mới gia tăng mật số khi phong trào thâm canh sầu riêng trở nên phổ biến.
Ảnh. Ấu trùng (màu trắng) và thành trùng (màu xanh) của rầy xanh
Rầy trưởng thành có cơ thể màu nâu xanh, dài khoảng 5mm, có mắt kép to màu nâu đậm và râu hình sợi chỉ dài cùng màu nâu đậm. Chúng di chuyển rất nhanh, ít khi bay mà chỉ nhảy khi bị động.
Ấu trùng có 5 tuổi. Sau khi nở khỏi trứng ấu trùng tuổi 1 kích thước khoảng 1mm, tuổi 2 dài khoảng 3mm. Ấu trùng màu xanh hơi vàng có phủ lớp sáp trắng trên mình, đặc biệt các đuôi sáp dài tua tủa ở cuối bụng trông giống như đuôi gà trống.
Vòng đời của rầy xanh phụ thuộc vào thời tiết và lượng thức ăn trên cây. Thường dao động từ 1 - 1,5 tháng. Con cái có thể sống 2 - 3 tuần và đẻ trên 100 trứng.
TÁC HẠI
Cả giai đoạn ấu trùng và thành trùng đều chích hút dinh dưỡng của lá non. Nếu nhẹ làm lá nhỏ và để lại vết chích lâm nhâm trên bề mặt. Nếu mật số rầy tăng cao làm dủm lá, 2 mép lá bị cuốn ngược ra sau, lá non dễ rụng chỉ còn lại cái chà.
Ảnh. Rầy xanh làm cháy lá non
Ấu trùng thải ra mật ngọt là chất dính và bao phủ mặt lá thu hút kiến đến cộng sinh với rầy và nấm bồ hóng đến hoại sinh mật làm cho mặt lá bị đen, giảm khả năng quang hợp.
Đối với cây sầu riêng bộ lá là nơi dự trữ dinh dưỡng đường bột. Vì thế sự xuất hiện của rầy xanh làm hư hại lá, ảnh hưởng đến quang hợp, làm giảm khả năng đậu và nuôi trái giai đoạn sau.
TẠI SAO RẦY XANH KHÓ QUẢN LÝ?
Có dịp gặp gỡ nhiều anh chú trồng sầu riêng. Chúng tôi nghe rất nhiều nhà vườn phàn nàn về hiện tượng rầy xanh kháng thuốc. Chúng tôi hỏi thăm: “tại sao chú lại nghĩ vậy?” thì nhận được câu trả lời rằng: “phun nhiều thuốc, nhiều cử mà rầy cứ nhỡn nhơ không chết”.
Các chú mô tả thêm: “phun nước rớt độp độp mà rầy tỉnh queo” hay “phun thuốc thấy giãn giãn vài bữa là bùng trở lại”.
Rầy xanh với vòng đời ngắn nên khả năng hình thành tính kháng khá cao. Tuy nhiên theo lời kể của quý nhà vườn thì chúng tôi nghĩ rằng lí do chính khiến việc quản lý rầy không hiệu quả rơi vào thao tác phun xịt.
Trước tiên mời bà con tham khảo một số lưu ý trong khâu quản lý rầy, để xem vườn mình có rơi vào một trong các trường hợp sau đây không nhé.
- Tạo cơi đọt không đồng loạt. Lúc nào cũng có đọt non tạo nguồn thức ăn cho rầy phát triển, nhà vườn không cắt lứa được chúng trong vườn.
- Cả 2 giai đoạn rầy xanh thường cư trú ở mặt dưới lá. Ấu trùng có lớp sáp dày xung quanh giữ cho cơ thể rầy không bị tác động bởi nhiệt độ cao hay mưa gió. Đồng thời lớp sáp không thấm nước khiến cho việc phun xịt bị cản trở, tuy phun đẫm thuốc không giọt thuốc bị rớt xuống đất nhiều mà không tiếp xúc được cơ thể rầy.
- Không đúng thời điểm. Thành trùng sẽ đẻ trứng ngay cả khi lá non chưa mở, sau đó ấu trùng nở ra sẽ tăng cường chích hút bên trong làm nhà vườn khó phát hiện. Đến lúc lá non bị quéo và theo gió rụng lả chả xuống đất thì đã muộn để can thiệp.
- Bên cạnh đó, thành trùng di động mạnh, chúng dễ dàng nhảy từ cây này sang cây khác và từ vườn này sang vườn khác. Qua đây đòi hỏi tính đồng loạt quy mô lớn khi phun xịt để tránh rầy di trú vườn khác rồi sẽ quay trở lại vườn nhà tấn công.
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ
- Tạo cơi đọt đồng loạt để giúp cho thao tác phun xịt trở nên dễ dàng.
- Khi thấy rầy bùng phát mạnh, nhân mật số nhanh, bà con cần có sự đồng bộ khi phun xịt. Phun cuốn chiếu nhiều vườn cùng lúc để rầy không còn nơi di trú.
- Thông thường một cơi đọt có 3 cử cần phun rầy. Bắt đầu từ khi đọt non xòe bánh tẻ hay một số nơi còn gọi là mũi chỉa, xòe đuôi tôm. Tần suất lặp lại từ 5-7 ngày/cử
- Trong công thức quản lý rầy, ngoài một loại thuốc đặc trị nhà vườn đừng quên cộng thêm chất trợ lực Thấm sâu 30 giây. Công dụng thấm sâu, loang trãi mạnh đồng thời khả năng đánh tan lớp sáp bảo vệ côn trùng, từ đó giúp hỗ trợ thuốc tiếp xúc với cơ thể rầy, tìm và tiêu diệt chúng một cách dễ dàng.
Ảnh. Công thức quản lý rầy xanh hại sầu riêng
Không chỉ rầy xanh mà bộ đôi Thần công + Thấm sâu 30 giây còn tỏ ra hữu hiệu đối với các loài côn trùng có lớp bảo vệ sinh học như nhện đỏ, rệp sáp, rầy phấn… hay các loài có tính lẫn trốn như xén tóc, mọt đục cành,…
Đội ngũ kỹ thuật An Phát Nông kính chúc nhà vườn quản lý thành công rầy xanh hại sầu riêng, từ đó tạo nên bộ lá to khỏe, xanh dày như ý muốn nhé.
Huyền Nhi