VÌ SAO SẦU RIÊNG BỊ XÌ MỦ GỐC TRỊ HOÀI KHÔNG DỨT?

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

VÌ SAO SẦU RIÊNG BỊ XÌ MỦ GỐC TRỊ HOÀI KHÔNG DỨT?
Ngày đăng: 26/04/2024 09:46 AM

Nhiều nhà vườn đã áp dụng vô số biện pháp trị xì mủ những vẫn tái đi tái lại. Sau khi kiểm tra kỹ mới phát hiện là mọt xuất hiện và liên tục tạo vết thương trên cây.

Xì mủ là gì?

Hiện tượng phần nhựa trong cây xì ra ngoài gây thất thoát năng lượng, tổn thương lõi, làm cây suy yếu, vàng, rụng lá thậm chí chết khô.

  1. Nguyên nhân dẫn đến xì mủ?

Sau khi phân lập mầm bệnh thì Phytophthora palmivora được xác định là tác nhân chính.

Phytophthora là loài vi sinh vật giống nấm, lây lan qua đất trồng, gió, công cụ làm vườn và đặc biệt do có một đuôi nên chúng có thể bơi tự do trong nước.

Những cơ sở cho mầm bệnh xì mủ phát tán

  1. Trồng dày, vườn không được cắt tỉa làm độ ẩm tăng cao.
  2. Bón phân không cân đối, thừa đạm hóa học làm lõi cây phát triển quá nhanh, vỏ mềm yếu không chống chọi được với bệnh.
  3. Sử dụng hữu cơ chưa hoai mục, tưới quá nhiều đạm cá tự ủ trong mùa mưa. Từ đây đã trực tiếp đưa các nhóm vi sinh vật có hại vào vườn.
  4. Thiếu nước tưới, cây bị khô hạn dẫn đến stress và tự sản sinh các chất độc tự hủy. Qua đây tăng cơ hội cho Phytophthora gây hại vùng rễ.
  5. Trong quá trình làm bông để trái, cây tiêu thụ nhiều năng lượng khiến sức khỏe suy giảm, bệnh hại dễ dàng tấn công.

Các vị trí thường bị xì mủ

Loại trừ tác nhân mọt, xén tóc,…gây xì mủ khô thì các vị trí thường bị xì mủ bao gồm

  1. Nách cành: nơi tiếp giáp giữa cành và thân chính. Nơi này nhiều dinh dưỡng, dễ bị đọng nước và khó phát hiện sớm.
  2. Dạ cành và thân: vết bệnh lỏm chỏm hoặc kéo dài thành vệt, vỏ cây bị nứt ra và tươm mủ trắng.
  3. Phần gốc: do tập quan một số khu vực trồng quá sâu, cổ rễ bị vùi lấp trong đất lâu ngày dẫn đến thối và lở cổ rễ.

Một điểm quan trọng là Phytophthora ngoài tấn công thân cành gây xì mủ thì còn khả năng làm hại đến trái sầu riêng. Nếu không trị dứt điểm xì mủ, đến giai đoạn nuôi trái dễ bị thối sớm và chiếm tỉ lệ cao hơn bình thường.

Lưu ý khi cây bị xì mủ gốc

Vị trí cổ rễ là nơi vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng, tín hiệu sinh trưởng và đường bột nuôi cây. Nếu con đường này bị chặn thì khả năng mất năng suất là rất lớn.

Khi thấy cây có dấu hiệu buồn, ngủ ngày, lá vàng và mũi giáo bị đen thì hãy kiểm tra ngay phần gốc. Đầu tiên là xới và cào đất cho cổ rễ được thông thoáng.

Thứ 2, quan sát ngoài xì mủ thì có sự xuất hiện của đối tượng mọt đục cành hay không. Theo ghi nhận hiện nay thì nhiều nơi đã báo cáo về tình trạng mọt tấn công cổ rễ, đây phần gỗ cứng chắc và rất an toàn cho việc làm hang nuôi con của chúng.

Nhiều nhà vườn đã áp dụng vô số biện pháp trị xì mủ những vẫn tái đi tái lại. Sau khi kiểm tra kỹ mới phát hiện là bên cạnh vết bệnh là những lỗ đục li tu của mọt. Bà con trị lỗ này thì mọt lại ghim chỗ khác sau đó tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Qua đây việc phát hiện các tác nhân gây xì mủ rất quan trọng.

Với mọt có thể quản lý hiệu quả bằng BỘ 3 TRỊ MỌT phun hoặc quét lên vết đục. Thành trùng đực và cái sẽ nhanh chóng trồi đầu ra và chết. Riêng ấu trùng, trứng sẽ bị chết ngạt và bị ung ngay trong hang.

Giải pháp quản lý

Bước 1 - Cô lập cây bệnh

Xới gốc thành một vòng tròn nhằm tránh bệnh lây sang cây khỏe xung quanh, đồng thời cắt đứt những rễ cám bị bệnh để tránh chúng hoại tử ngày càng sâu vào trong.

Bước 2 - Sát khuẩn

Trực tiếp rải 3 - 5kg vôi bột xung quanh vùng rễ hoặc ngâm 12 - 15 kg vôi/200 lít nước sau đó lấy nước trong bên trên để tưới.

Ngoài ra có thể tưới dung dịch của hoạt chất Validamycin xung quanh cổ rễ và rễ cám bên ngoài để sát trùng cho cây.

Bước 3 - Tưới bệnh

Arigold 620 kết hợp Zipra có tác dụng lưu dẫn 2 chiều, giúp cây khỏe từ bên trong, ức chế mầm bệnh do Phytophthora, nấm, khuẩn và tuyến trùng có trong đất. Đồng thời cô lập vết bệnh trên cây, giúp vết lở loét mau khô và nhanh lành da.

Bước 4 - Phun ngừa lây lan

Để ngừa mầm bệnh còn lảng vãn trên cây, nhà vườn có thể pha dung dịch từ Arigold 620 và Zipra để phun xung quanh tán lá. Các chế phẩm trên thuộc dạng thân thiện và an toàn nên sử dụng được mọi giai đoạn từ cây con, tạo cơi đến làm bông để trái mà không gây tác dụng.

Lưu ý thời điểm phun thích hợp nhất là buổi sáng nắng lên. Khi đó trời mát mẻ, các chế phẩm sẽ được cây hấp thu tốt và lành tính hơn.

Bước 5 - Bổ sung nhóm vi sinh vật đối kháng

Sau khi mầm bệnh đã được hạ mật số, nhà vườn khoan vội dùng các nhóm NPK để bón cho cây. Lúc này bộ rễ còn khá yếu, khả năng ăn phân kém, nếu sử dụng quá liều còn có thể làm bộc phát bệnh trở lại.

Nên chọn dòng dinh dưỡng dễ tiêu như hữu cơ lỏng kết hợp cùng Trichoderma để tưới cho cây. Vừa cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng mà hữu cơ lỏng còn là thức ăn để Trichoderma nhân mật số và phát huy vai trò đối kháng nấm hại, cường sức cho cây trồng của mình.

 Huyền Nhi

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline