Hiện nay, các trà lúa Đông Xuân 2022 đang trong giai đoạn gieo sạ phổ biến, tuy nhiên theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn Nam Bộ, tình hình mưa có thể còn kéo dài gây khó khăn trong khâu gieo sạ cũng như gây thiệt hại đáng kể đến hạt giống và cây mạ non.
Hạt giống và cây mạ non là tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển sau này của cây lúa. Do đó, việc bảo vệ chúng chính là bảo vệ năng suất về sau. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến khi gieo sạ gặp mưa và các bước để khắc phục, bảo vệ hạt giống và cây mạ non.
Tình huống 1 – Giống đã xử lý ra mầm ra rễ chuẩn bị sạ gặp mưa lớn (dự báo kéo dài nhiều ngày)
- Bước 1 – Trải mỏng lượng giống (phơi gió, đợi bớt mưa)
- Bước 2 – Sau khi mưa ngớt, nếu nước ruộng quá đục thì xả bỏ và bơm nước mới vào ruộng khoảng 2 – 3 tấc, chuẩn bị sạ ngầm lở.
- Bước 3 – Lấy ngót giống với Super Cat và ủ lại cho ra mộng rồi mang đi sạ. Kết hợp thêm 0,5 kg thuốc ốc bã mồi cho một công (trường hợp sót ốc)
- Bước 4 – Theo dõi sự phát triển của hạt giống trong nước. Sau 3 – 4 đêm rút nước từ từ vừa lú đọt lúa thì ngừng (không rút cạn nước do lở có mưa thì giống sẽ bị lật)
Khi cây lúa cứng cáp thì rút cạn nước, tiến hành phun thuốc cỏ tiền nẩy mầm + Super Cat để diệt cỏ và tăng cường lực cho cây mạ non
Tình huống 2 – Giống đã gieo sạ 1, 2, 3 đêm gặp mưa lớn (dự báo kéo dài nhiều ngày)
- Bước 1 – Giữ nước và bơm thêm khoảng 2 – 3 tấc nước như cách sạ ngầm lở
- Bước 2 – Rải 3 kg Ure/công. Kết hợp thêm 0,5 kg thuốc ốc bã mồi cho một công (trường hợp sót ốc)
- Bước 3 – Theo dõi sự phát triển của cây lúa trong nước. Rút nước từ từ vừa lú đọt lúa cho cây lúa non có hơi nắng. Sau khi cây lúa cứng cáp thì rút nước, tiến hành phun thuốc cỏ tiền nẩy mầm + Super Cat để diệt cỏ và tăng cường lực cho cây mạ non)
Tình huống 3 – Giống đã gieo sạ được 5 – 6 ngày gặp mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Cây lúa vượt nước, ốm và dài
- Bước 1 – Khi bớt mưa, tiến hành tháo bớt nước và giữ lại mực nước khoảng 2/3 đến 1/2 thân lúa (lưu ý không tháo cạn cây lúa sẽ bị đỗ rạp)
- Bước 2 – Sau 2 ngày tiến hành tháo bớt nước và giữ lại mực nước khoảng 1/3 thân lúa. Tiến hành phun Arigold 620 và rải phân bên dưới với công thức 3 DAP – 3 Kali/công lớn.
- Bước 3 – Khi cây lúa đã cứng cáp, có thể tháo cạn nước (hoặc giữ mực nước đủ để tiến hành các thao tác canh tác như dặm vá…)
Ba trường hợp trên là các trường hợp hay gặp khi gieo sạ trong vụ Đông Xuân. Có được hạt giống và cây mạ khỏe đầu vụ chính là một trong những tiền đề để tạo năng suất về sau. Hy vọng với các bước khắc phục được An Phát Nông đưa ra sẽ giúp bà con nhẹ lo khi gieo sạ mà gặp mưa bão. Kính chúc quý bà con gieo sạ thuận lợi và thành công nhé!