Mắt cua không ra, ra mầm lá, ra rồi lặn hay mắt cua sáng rồi nhưng không thoát là những vấn đề nan giải trong canh tác sầu riêng.
Mắt cua sầu riêng sáng đẹp. Ảnh: An Phát Nông
ĐIỀU KIỆN ĐỂ MẮT CUA HÌNH THÀNH
Khô hạn đầy đủ: khi xử lý nghịch vụ, bối cảnh thời tiết có nhiều mưa gió thì khâu xẻ hộc, đậy bạt nên được tiến hành để đảm bảo khô hạn cho cây.
Cung cấp đủ chất tạo mầm: chất tạo mầm thường là Lân và Kali cao, mục đích ức chế cây hấp thu đạm, góp phần thúc đẩy cho cơi lá nhanh già và tạo tín hiệu cho cây chuyển sang trạng thái sinh sản. Dấu hiệu để biết cây đủ chất tạo mầm, bà con có thể quan sát toàn bộ lá chuyển màu xanh đậm, bóp vào gân chính nghe “côm cốp”.
Đọt không đi: cây chỉ có thể chọn 1 trong 2 trường hợp, hoặc đi đọt hoặc ra mắt cua. Vì thế đang xử ký ra hoa, nếu thấy mũi giáo ở ngọn cây cao nhất xòe đuôi tôm thì phải chặn ngay. Khi nào mắt cua ra đầy đủ thì có thể kéo bông kéo đọt sau.
Ngoài ta để tránh tình huống mắt cua sáng rồi bị lặn trở lại vào mùa mưa này, nhà vườn cần kiểm soát bệnh hại định kỳ. Lựa chọn các dòng kích kháng hay thuốc trừ bệnh để phun rửa nước mưa, lưu ý chọn dạng thuốc mát để tránh ảnh hưởng đến mắt cua non nớt.
Giải pháp rửa mắt cua. Ảnh: An Phát Nông
ỨNG DỤNG PACLOBUTRAZOL ĐỂ KÍCH MẮT CUA AN TOÀN - HIỆU QUẢ
Paclobutrazol là chất ức chế sinh tổng hợp Gibberellin, hạn chế sự phát triển của chồi. Đồng thời ngăn cản sự thoát hơi nước, qua đây giảm động lực hút nước của rễ, giúp cây tạo được khô hạn nhanh chóng hơn…
Trong những vụ sầu riêng gần đây, để gia tăng thêm hiệu lực của Paclobutrazol, anh em đã tinh tế phối hợp chung với chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat Chloride. Tất cả tạo nên giải pháp kích mầm mang tên Bộ 3 kích mầm An Phát Nông
1 lít Farm Paclo + 2 chai Mepi 247 + 1 chai Thấm sâu 30 giây cho 200 lít nước, phun thân cành và mặt trong lá.
Công thức được chọn lọc phối hợp các chế phẩm với liều lượng thích hợp. Đảm bảo tăng hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cây, không làm cháy lá, chết cành nhện.
Bộ 3 kích mầm hỗ trợ thúc đẩy mắt cua nhanh sáng, ra tập trung cùng luống và phân bố đều các cành. Đồng thời hạn chế tình trạng bể đọt dọc đường hay ra mầm lá. Vì thế đây được coi là giải pháp hiệu quả, phù hợp trong thời tiết tạo mầm có mưa xuất hiện.
MẮT CUA SÁNG VÀ KHÔNG PHÁT TRIỂN THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO?
Mắt cua trạng thái cấn hạt gạo, sau đó nghẹn. Ảnh: An Phát Nông
Khi thấy thân cành đã u nần, mắt cua biểu hiện cấn trứng cá, tỉ lệ 50 - 60% bà con rất mừng và nôn nóng kích cho bông dài để tiến hành dở bạt, nuôi bông. Tuy nhiên dù kích nhiều cử nhưng mắt cua vẫn ù lì không phát triển là vấn đề nhiều bà con gặp phải.
Nguyên nhân có thể do đậy bạt lâu ngày, lượng nước và dinh dưỡng bên trong khô kiệt, cây không còn đủ lực để đẩy mắt cua thoát ra. Trong lúc này, nếu rà Paclo hay liên tiếp kích thì mắt cua chẳng những không phát triển mà có thể bị đen trở lại.
Do đó cách giải quyết, anh em xin tư vấn bà con như sau:
Bước 1: hé bạt và mồi nước. Sẵn dịp này pha thêm 100 gram Super Cat + 500 ml Arigold 620 cho 200 lít, tưới 10 - 15 lít/gốc. Mục đích vừa nhấp nước vừa điều hòa bộ rễ, giải stress đồng thời thêm lân 2 chiều để tăng chất tạo mầm, làm trôi chảy dòng nhựa trong cây.
Bước 2: Phun rước mắt cua
-
Cử 1: 250ml Gaba sữa + 250ml Cabophos + 125ml Nano Kẽm APN
-
Cử 2: 50 gram Super Cat + 250ml Nutriactive + 250ml Nano K++
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con hiểu về sinh lý của cây sầu riêng, có sự đầu tư và ứng dụng để giúp sớm ngày đạt đủ lượng bông như mong muốn.
Tận tâm trong từng giải pháp
An Phát Nông - An tâm phát triển nông nghiệp
Liên hệ tư vấn kỹ thuật: 0965 890 388 - 0965 570 439