Nhiều ý kiến cho rằng tạo mầm trong tiết lạnh sẽ làm suy cây, rụng lá, mắt cua bị chai nhưng theo kỹ thuật tiến bộ thì những vấn đề trên hoàn toàn có thể khắc phục được.
Đặc thù vùng đất đồi cao, trước Tết chịu ảnh hưởng của tiết lạnh sâu, gió quật mạnh, mưa trái mùa nhiều nên Tây Nguyên làm bông khá trễ. Đa phần chờ chờ qua tháng Giêng bà con mới tạo mầm và kích mắt cua. Trong thời khắc quan trọng này, đội ngũ kỹ thuật An Phát Nông xin hé mở 5 lưu ý mà nhà vườn nhất định phải nắm rõ nhằm giúp bông ra đồng loạt, cây khỏe, không xuống sức nhé.
Thứ nhất - trước hoặc trong lúc tạo mầm phải đảm bảo cây không đi đọt. Nếu mắt cua chưa ra mà đọt ra trước sẽ làm quá trình phân hóa mầm hoa bị gián đoạn. Hậu quả làm mắt cua bị nín hoặc ra bông lá không có giá trị kinh tế. Khi thấy đỉnh cao nhất của cây sầu riêng sáng mũi giáo thì chặn ngay bằng Vill 10 và Nano K++. Đọt đi mạnh thì lặp lại cử 2 cách đó 5 ngày.
Thứ 2 - khác với miền Tây có mực nước chân, thủy cấp cao thì các vườn ở Tây Nguyên địa hình đồi dốc kèm gió mạnh, vì thế mặt đất nhanh khô hơn. Qua đây với những vườn đã cắt nước quá lâu, cây có biểu hiện rũ lá, ngủ ngày hay rụng lá cội trên 15% thì cần nhấp từ 5 - 7 phút nước. Tùy theo khu vực mà tưới mỗi ngày hay cách nhau 2 ngày/lần. Nước sẽ giúp bôi trơn hoạt động sống trong cây, hỗ trợ hình thành và vọt mắt cua.
Ảnh: cây bị rụng lá già khi tạo mầm
Thứ 3 - một số vườn “ngâm” mầm ngủ quá lâu, tới lúc nắng lên thì tiến hành thêm một cử mầm, một cử kích mắt cua. Tuy nhiên tỉ lệ mầm “thức dậy” khá ít. Nhiều nhà vườn kinh nghiệm chẩn đoán là do thời tiết sáng có sương nhiều, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn đã làm mầm hoa bị sốc, nhiễm bệnh nên bị khô đen, mất nhựa và không thể phát triển. Trước tình trạng này, trong các cử phun tạo mầm nên cộng thêm Super Cat và chút thuốc trừ bệnh, ưu tiên dạng sữa để đảm bảo an toàn cho mắt cua non nớt.
Thứ 4 - Thời điểm tiến hành kích mắt cua là khi đã tạo mầm đầy đủ từ 1 - 2 cử, nhìn dưới dạ cành thấy những mầm hoa li ti, địa phương gọi là “cấn trứng cá, cấn hạt gạo”. Không kích khi dạ cành “trơn nhẵn” vì không có mầm để thoát và mắt cua không thể xuất hiện được.
Thứ 5 - Khi mắt cua ra từ 20 đến 30 phần trăm do gặp lạnh và nhiều yếu tố sinh lý nên dù kích nhiều cử nhưng mắt cua vẫn không phát triển. Mẹo cải thiện những vấn đề trên là bộ ba giải pháp bao gồm Frusome, Arigold 620 kết hợp 7-5-44. Tuyệt phẩm Frusome chứa 2 chất điều hòa sinh trưởng thiết yếu, giúp chống sốc, thúc đẩy phần chia tế bào, tạo nhiều mầm hoa mới và thúc đẩy mắt cua thoát nhanh. Arigold 620 và 7-5-44 tham gia vào tạo thêm mầm và phá miên trạng, gia tăng lượng bông trên cây, hạn chế cây ra mầm lá. Giải pháp đã và đang được rất nhiều anh chú sử dụng và cho phản hồi tốt. Qua đây tạo thêm niềm tin cho quý bà con trong thời gian tới.
Ảnh: bộ 3 kích thoát mắt cua An Phát Nông
Mong rằng sau khi hiểu được 5 lưu ý quan trọng này sẽ giúp quý nhà vườn có tự tin canh tác và sớm đạt được luống bông như ý nhé.
Tận tâm trong từng giải pháp
An Phát Nông - An tâm phát triển nông nghiệp
Liên hệ tư vấn kỹ thuật: 0965 890 388 - 0965 570 439