Đạo ôn là loại bệnh hại phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các mùa vụ, các giai đoạn của cây lúa gây ra những thiệt hại nặng nề. Vậy làm thế nào để quản lý bệnh đạo ôn?
1. Phòng ngừa bệnh
Chọn giống: nên lựa chọn giống xác nhận để gieo sạ. Mặc dù nấm bệnh đạo ôn sau khi qua khâu ngâm giống đã nảy mầm nhưng sẽ bị giết chết ngay sau đó do không có lá để bám vào. Nhưng giống xác nhận là sự lựa chọn tốt nhất để cho ra một cây lúa khỏe, về sau ít nhiễm bệnh đạo ôn hơn.
Giống xác nhận cho ra cây lúa khỏe, ít sâu bệnh
Làm đất: không nên làm đất quá cập rập vì sẽ dễ làm cho lúa bị ngộ độc hữu cơ, thối rễ và dễ bị đạo ôn xâm nhiễm. Có thể dùng Trichoderma để phân hủy rơm rạ, hạn chế ngộ độc hữu cơ và bổ sung nấm có lợi, tiêu diệt các loại nấm hại trong đất, từ đó sẽ hạn chế nấm bệnh tấn công vào cây lúa. Bà con có thể tham khảo thêm thông tin về nấm Tricho tại đây.
Mật độ sạ: Mật độ quá dày sẽ làm cho lá lúa giáp tán sớm, nhiệt độ bên dưới tán lá mát mẻ kèm theo không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển sớm. Tùy theo giống lúa, vùng đất và mùa vụ mà sẽ có mật độ gieo sạ khác nhau, nhưng trung bình sẽ là 120kg/ha là tốt nhất.
Bón phân: Không nên bón quá dư thừa đạm vì sẽ dễ bị đạo ôn. Khi thừa đạm, bản lá thường rất to nên dễ đón nấm bệnh khi có gió. Đồng thời lá lúa mềm và yếu dễ bị xâm nhập vào bên trong. Lượng đạm dư thừa trong lá là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho nấm bệnh sinh sôi, do đó những ruộng thừa đạm rất khó để trị dứt bệnh đạo ôn. Vậy làm sao để biết ruộng có thừa đạm hay không và phải bón bao nhiêu mới không bị thừa? Có thể dựa vào chiều cao của cây lúa và theo công thức tính để xác định lượng phân bón vừa đủ cho ruộng. Tham khảo công thức bón phân theo chiều cao tại đây.
Bón thừa đạm sẽ dễ bị đạo ôn
Ngoài những lưu ý trên, có những giai đoạn chúng ta nên phun phòng ngừa bệnh đạo ôn. Khi thời tiết nắng nắng mưa xen kẻ, tiết trời oi bức trong vụ Hè Thu hay sương dày vào buổi sớm của vụ Đông Xuân, bà con nên có 1 cử phun ngừa bệnh kể cả ruộng lúa đang trong gia đoạn đẻ nhánh.
2. Trị bệnh
Trị bệnh khi ruộng đã bắt đầu nhiễm bệnh, biểu hiện ban đầu sẽ là vết chấm kim trên lá lúa. Để phát hiện kịp thời thì bà con nên thăm đồng ít nhất 2 ngày 1 lần vào những thời điểm thời tiết có những diễn biến bất thường như nắng mưa đan xen hay sương mù dày vào buổi sáng sớm. Cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng để thuốc BVTV được phát huy hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm được chi phí phun xịt:
Đúng thuốc: Đối với đạo ôn, bà con nên lựa chọn các hoạt chất có tính đặc trị như: Trycylazole, Azoxystrobin, Fenoxanil hay Isoprothiolane…. Ngoài ra, bà con cần phải thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm cho phù hợp với giai đoạn của cây lúa. Nếu sơ suất có thể gây những ảnh hưởng không tốt như nóng cây, cháy lá, đặc biệt là giai đoạn nhạy cảm như giai đoạn đòng – trổ. Có một mẹo nhỏ để lựa chọn sản phẩm không gây nóng cây đó là nhìn tên của sản phẩm. Nếu trên tên sản phẩm có chữ “SC” hoặc “EW” thì đây là các chế phẩm dạng sữa, ít gây nóng cây hơn các chế phẩm dạng nhủ dầu.
Các sản phẩm an toàn hiện nay được bà con tin tưởng sử dụng như Fullcide 500 SC (Trycylazole 500 g/l) và Happy Gold 500 SC (Azoxystrobin 200 g/l, Fenoxanil 200 g/l, Hexaconazole 100 g/l) đặc trị nấm bệnh đạo ôn và an toàn ở mọi giai đoạn.
Đúng liều: Ở mỗi sản phẩm sẽ có liều khuyến cáo riêng biệt được qua kiểm nghiệm nhiều lần. Tuy nhiên liều lượng có thể gia giảm tùy theo mức độ của bệnh và độ mạnh của hoạt chất. Khi tăng liều, bà con nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc các công ty sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!
Đúng lúc: Đối với bệnh đạo ôn lá phải phun sớm khi vết bệnh vừa xuất hiện, biểu hiện là vết chấm kim trên lá. Lúc này bệnh chưa sinh bào tử và chỉ là vết bệnh ở các tầng lá trên của các ruộng lúa. Phun thuốc vào giai đoạn này là hiệu quả nhất vì thuốc rất dễ tiếp xúc với nấm bệnh, tiêu diệt ngay sau đó.
Khi phát hiện trễ hơn, lá lúa đã có vết bệnh điển hình, nấm bệnh đã sinh bào tử và rơi xuống các tán lá phía dưới sẽ quản lý bện khó khăn hơn. Bởi các tầng lá phái dưới bị che khuất nên khi phun thuốc chỉ quản lý được vết bệnh ở tần lá trên. Vài ngày sau, bệnh ở tầng lá phía dưới sẽ bộc phát nên phải phun thuốc trở lại. Như vậy giải pháp tốt nhất là phun quản lý bệnh khi vừa chớm xuất hiện.
Đúng cách: Phun đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc nhưng không đúng cách sẽ không quản lý triệt để bệnh đạo ôn. Nguyên tắc chung để trị bệnh hiệu quả khi phun là phun ướt đều cả 2 mặt lá kể cả các tầng lá phía dưới. Các loại thuốc trị đạo ôn thường có đặc tính lưu dẫn lên trên nên các tán lá phía dưới vẫn không nhận được thuốc.
Khi bệnh còn là vết chấm kim, nấm bệnh chưa sinh bào tử chưa rới xuống các tán lá phía dưới. Trường hợp này chỉ cần phun thuốc như bình thường, không xót lối là có hiệu quả cao. Trong vòng 15 ngày, nấm bệnh theo gió rớt lên tầng lá bên trên có thuốc cũng không sống được để hình thành vết bệnh.
Nếu phát hiện bệnh trễ hơn, vết mắt én hình thành và đã sinh bào tử rớt xuống các lá phía dưới trong đêm. Trong trường hợp này, khi phun thuốc cần đảm bảo thuốc dính đều cả 2 mặt lá cả tầng lá phía trên và phía dưới. Để đạt được yêu cầu này hoặc là sử dụng cách phun chồng lối hoặc là sử dụng các công cụ phun giúp thuốc thấm đều lên 2 mặt lá. Tuy nhiên, ngày nay đã có các chế phẩm gọi là chất trợ lực giúp thuốc loang trãi khắp các mặt của lá cây và lưu dẫn toàn thân cây. Điển hình nhất là chất trợ lực Thấm sâu 30 giây giúp thấm sâu và lưu dẫn các hoạt chất bảo vệ thực vật vào bên trong cây.
Vết bệnh đang sinh bào tử. Hình ảnh: Tú Liêm
Xem thêm các loại bệnh đạo ôn và biểu hiện của chúng tại đây.