- Thời tiết và bối cảnh canh tác
Trong bối cảnh canh tác hiện nay, bà con gặp nhiều thách thức hơn từ thời tiết. Theo thông tin ghi nhận của đội kỹ thuật trên các địa bàn thì các khu vực như An Giang, Hậu giang nay bà con đã bắt đầu xuống máy nhưng năng suất không đạt bởi vì bị sập và dính chẽn.
Một số trà lúa ở An Giang, Kiên Giang đã bước vào giai đoạn cong trái me và đỏ đuôi, nhưng mưa nhiều nên gặp phải tình trạng vô gạo chậm so với tiến độ.
Vậy làm thế nào để cứu cánh những trà lúa sau trổ không bị đổ ngã? Giải pháp nào giúp vào gạo mạnh nhưng không bị dai chẽn?
- Giải pháp canh tác giúp lúa cứng cây – vào gạo – dai chẽn.
Cứng cây
“Cứng trên, cứng dưới” là một trong những lưu ý quan trọng trong vụ Hè Thu. Việc cứng cây sẽ giúp lúa phát triển tốt tránh được điều kiện bất lợi do mưa bão gây ra.
Bà con có thể bổ sung các chất dinh dưỡng như Canxi, Kali để gia tăng độ cứng cáp của cây. Một hướng đi khác là sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat chloride có trong Trụ Thép cải tiến kết hợp Arigold 620 trong những cử phân đợt 1, 2 và nuôi chồi.
Tuy nhiên đến giai đoạn trổ, yêu cầu đặt ra là phải “cứng khẩn cấp” vì thời gian không còn dài. Để cứu cánh cho các trường hợp này có Trụ thép cải tiến giúp cứng cây và an toàn cho mọi giai đoạn. Lưu ý liều lượng hiệu quả nhất là 1 chai phun cho 5 công (1300m2) bà con nhé!
Đối với những ô ruộng đã sập sớm từ giai đoạn trổ đều, thao tác bà con cần làm đó chính là xiết nước ruộng. Bên trên phun Trụ Thép cải tiến và Nano kẽm APN giúp lúa đứng trở lại, thông mạch dẫn và vào gạo tốt hơn.
Vào gạo
Với những ngày thời tiết nắng mưa xen kẽ cộng thêm việc giữ nước lâu ngày khiến lúa trở nên dai chẽn gây hao hụt khi thu hoạch. Việc bổ sung Nano K++ vào cử cuối giúp lúa vào gạo được no đầy và hạn chế được tình trạng dai chẽn. Từ đó, bà con yên tâm sử dụng Nano K++ trong các cử như cong trái me và đỏ đuôi.
An Phát Nông xin cảm ơn bà con đã dành thời gian tham khảo bài viết, hy vọng những trà lúa sẽ áp dụng thành công để nhẹ công chi phí để tăng lợi nhuận cao hơn.