HẠN CHẾ TỐI ĐA BỆNH LÉP VÀNG
Trong bối cảnh mưa liên tục hoặc nắng mưa đan xen như hiện nay đang là điều kiện thuận lợi cho bệnh lép vàng phát triển và gây hại nặng trên các trà lúa đang độ phơi màu.
Bệnh xuất hiện do ảnh hưởng của thời tiết nên bà con không chủ động được. Tuy nhiên, bà con mình có thể giúp hạn chế tối đa bệnh bằng cách gia tăng sức khỏe của cây lúa, bao gồm chọn giống lúa khỏe, quản lý dinh dưỡng và xác định thời gian phòng ngừa bệnh kịp thời.
Sau đây, xin mời quý nhà nông cùng tìm hiểu Những yếu tố hạn chế tối đa bệnh lép vàng qua bài viết dưới đây nhé!
Tác nhân gây bệnh
Bệnh lép vàng trên lúa do vi khuẩn Burkholderia glumae (hay còn gọi là Pseudomonas glumae) gây ra.
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết mưa ẩm hoặc lúa trổ ở những ngày có sương mù dày. Thông thường, vụ lúa Hè Thu và Thu Đông bệnh lép vàng sẽ phát triển mạnh và rất khó kiểm soát khi lúa bị nhiễm bệnh.
Hình: Lúa bị bệnh lép vàng
Những yếu tố hạn chế tối đa bệnh lép vàng
Để giảm tối đa thiệt hại do bệnh lép vàng gây ra thì trước nhất bà con phải thăm đồng thường xuyên để có thời điểm phòng ngừa kịp thời, cân đối nguồn dinh dưỡng và ưu tiên chọn giống không nhiễm bệnh.
1. Giống lúa
Trước tiên nên chọn giống đã qua xác nhận để tránh sự lưu tồn của bệnh.
Để biết một giống lúa bất kì có phải là giống nhiễm hay không, bà con có thể nhận diện bằng nết trổ của giống. Theo kinh nghiệm nhà nông, với giống lúa có thời gian hả họng phơi màu nhanh thì khả năng tấn công của vi khuẩn lép vàng sẽ ít hơn và ngược lại.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc chọn giống không phải lúc nào cũng theo ý muốn, nhất là khi cùng canh tác trên một cánh đồng lớn. Việc sử dụng chung một loại giống nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như khâu thu hoạch.
2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp hạn chế tối đa bệnh lép vàng trong trường hợp nông dân chưa chủ động được việc chọn giống không nhiễm.
Từ đầu vụ nên chủ động bón phân cân đối, nên bổ sung các nhóm trung vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng giúp cho hạt phấn khỏe đủ sức chống chịu lại vi khuẩn xâm nhập.
Không bón thừa phân đạm để tránh tình trạng lá bị phượt, tạo điều kiển ẩm độ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây hại nặng hơn.
3. Thời điểm phòng ngừa
Mặc dù không thể kiểm soát được thời tiết nhưng việc theo dõi chặt chẽ thời tiết là điều rất quan trọng trong khâu phòng ngừa bệnh lép vàng.
Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, nên chủ động phun ngừa bệnh sớm hơn thông thường 2 – 3 ngày, tức khi bắp bẹ vừa nứt. Phun lặp lại lần 2 vào thời điểm lúa trên đồng trổ được khoảng 70%. Trường hợp nắng mưa xen kẻ hoặc buổi sáng có sương dày thì cần phun thêm 1 cử xen giữa.
Thời điểm phun trong ngày: Phun khi lá lúa đã khô sương, khuyến khích phun buổi chiều. Thấm sâu 30 giây là chất hỗ trợ đắc lực trong mùa mưa, giúp thuốc thẩm thấu nhanh chỉ sau 5 – 7 phút, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Lưu ý: Cần xả nước ra trong giai đoạn lúa bị vi khuẩn tấn công, không cho nước ra vào tránh vi khuẩn lây lan.
Bổ sung Khuẩn APN và cường sức cho cây lúa bằng Cabophos, Super Cat trong các lần phun cử lẹt xẹt, trổ đều, công trái me nhằm giúp bông lúa trổ thoát nhanh hơn, hạn chế hiệu quả vi khuẩn lép vàng tấn công gây bệnh.
Chúc bà con thành công!