AW-16753168237

LÚA LÊN MỘNG TRÊN BÔNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

LÚA LÊN MỘNG TRÊN BÔNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN
Ngày đăng: 28/09/2024 05:00 PM

Những ngày gần đây cụm từ “lúa lên giá” được quý anh chú chia sẻ rất nhiều, ngặt nổi không phải “giá tiền” mà là hình ảnh bông lúa lên mộng trắng như “giá đậu xanh”.

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra, vậy NGUYÊN NHÂN LÚA LÊN MỘNG TRÊN BÔNG và HƯỚNG CẢI THIỆN vấn đề này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Lúa lên mộng trên bông

 

1. Tại sao lúa bị lên mộng ngay trên bông?

Do thời tiết

Vấn đề đầu tiên dẫn đến tình trạng lúa lên mộng là thời tiết. Đối với các vụ lúa hè Thu hay Thu Đông - vụ 3 mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm của không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt phát vỡ miên trạng dẫn đến tình trạng hạt nảy mầm.

 

Do hạt bị tổn thương

Hạt tổn thương là nguyên nhân lớn nhất khiến lúa dễ lên mộng, đặc biệt khi kết hợp với yếu tố mùa vụ.

Các bệnh hại như lép vàng (muộn), lem lép, đạo ôn nhánh gié, đạo ôn cuống hạt hay sự tấn công của bọ xít hôi đều là những tác nhân làm hạt và cuống hạt bị tổn thương. Những vết thương này như cửa ngõ làm cho hạt dễ hấp thụ nước hơn, từ đó tạo nên môi trường thuận lợi khiến cho hạt nảy mầm.

 

Đặc tính giống

Các giống có vỏ mỏng và lá đài dài thường bị nứt vỏ sau thu hoạch, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay. Lá đài dài che bớt ánh sáng, làm cho bông lúa ẩm ướt, không khô ráo, từ đó dễ dẫn đến nảy mầm trên cây.

 

Do quá trình canh tác

Quá trình canh tác cũng là một trong các yếu tố dẫn đế tình trạng lúa lên mộng trên bông.

Khi bón phân thiếu các chất vi lượng sẽ làm cho vỏ lúa mỏng, thân lúa yếu, khi gặp phải tình trạng bất lợi nêu trên sẽ rất dễ lên mộng.

Bên cạnh đó việc phun thuốc có tính nóng hay phun thuốc kích thích quá nhiều vào giai đoạn cử cuối cũng làm lúa dễ háo nước, dễ nứt và lên mộng.

 

2. Cải thiện tình trạng lúa lên mộng trên bông như thế nào?

Ứng với từng nguyên nhân gây ra hiện tượng trên sẽ là các hướng để quý anh chú chúng ta cải thiện cho ruộng lúa nhà mình.

Về mùa vụ, thời tiết là “chuyện của trời”, đây là yếu tố khó can thiệp được. Do đó chúng ta cần điểm qua các giải pháp ứng với từng nguyên nhân còn lại để có cách cải thiện hợp lý.

 

Chọn giống vỏ dày, cứng rạ

Nên ưu tiên chọn các giống lúa có đặc tính vỏ dày hoặc giống cứng rạ cho những vụ mùa khó khăn như Hè Thu hay Thu Đông (DS1, OM380, OM18, OM34…)

 

Trường hợp không chủ động được trong khâu chọn giống gì làm sao?

Nếu gặp phải giống lúa yếu rạ thì cần áp dụng các giải pháp giúp cây cứng cáp hơn. Các phương pháp quản lý quen thuộc mà anh em BBT đã thường xuyên nhắc nhở gồm quản lý nước ướt khô xen kẽ và rải phân trên nền ruộng ẩm.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng chế phẩm như Trụ Thép Cải Tiến hoặc giải pháp Tạo mầm giúp cây cứng, nù gốc, hạn chế tình trạng gãy đổ và lá phượt dài che hạt.

Nhiều anh chú cho biết khi ứng dụng giải pháp Tạo Mầm lúa rất ít bị lên mộng, tốc độ trổ thoát nhanh, hạn chế tối đa bệnh hại tấn công hạt lúa giúp ngăn ngừa hiện tượng nảy mầm sau này.

** Liều lượng sử dụng:

Trụ thép cải tiến sử dụng được mọi giai đoạn

Bình máy: 24 ml cho bình 25 lít nước (2 bình cho 1000 m2)

Drone:  2 chai (480 ml) cho 1 hecta

 

Giải pháp Tạo mầm gồm Paclo Sữa và Arigold 620, phun vào thời điểm trước làm đòng 7 -10 ngày.

Bình 25 lít: 70 – 100 ml Paclo Sữa + 40 ml Arigold 620

Drone: 1 lít Paclo Sữa + 400ml Arigold 620 cho 1 hecta

Lưu ý: Kết hợp tháo nước sau phun hoặc phun nền ẩm để phát huy hiệu quả tối đa “Tạo mầm”

 

Canh tác đúng

Bên cạnh các giải pháp nêu trên thì quá trình canh tác từ đầu vụ đến thu hoạch cũng ảnh hưởng phần nhiều đến việc lúa có bị lên mộng trên bông hay không.

Nên tránh bón thừa phân và cần bổ sung đủ các nhóm trung vi lượng như Canxi, Kẽm, Silic để giúp lúa và vỏ hạt dày và cứng chắc, tránh tình trạng nứt vỏ.

Ở giai đoạn sau trổ, lúa dễ bị nấm và khuẩn tấn công, cần dùng sản phẩm như Happy Gold, Khuẩn APN +++ để trừ nấm khuẩn và Thần Công + Thấm Sâu để kiểm soát bọ xít hôi khi mật số cao.

Lưu ý: Nên sử dụng các nhóm thuốc dạng SC, EW, WG, hạn chế các nhóm thuốc dạng nhủ dầu vì hạt lúa sẽ nóng và có hiện tượng “khát nước”, dẫn đến lúa hấp thu nhiều nước và bị lên mộng.

Vấn đề cuối cùng mà cũng được anh chú mình quan tâm nhiều nhất đó là chế phẩm phun vào gạo giai đoạn cử cuối. Nano K++ là sự lựa chọn tối ưu nhất giai đoạn này đã được bà con an tâm tin dùng, giúp vào gạo mạnh, hạt chắc to, cứng cậy, đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng gặp mưa lên mộng do phun phải thuốc chứa nhiều chất kích thích.

 

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline