Khi tình trạng lạm dụng hóa học khiến cây bị yếu, đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh thì hữu cơ là sự lựa chọn bền vững nhất. Trong canh tác sầu riêng, hữu cơ giúp tạo nông sản sạch, chất lượng đồng thời giúp gia tăng sức khỏe và tuổi thọ cho cây trồng.
HÓA HỌC HAY HỮU CƠ?
Phân hữu cơ đóng từ lâu đã quen thuộc với nhà vườn. Trước đây bà con thường ủ phân chuồng, tàn dư, xác bã thực vật…để bón cho cây và cảm nhận tuổi thọ cây rất bền.
Trong cuộc đua năng suất, thời gian sau này nhiều bà con đã lãng quên hữu cơ mà chỉ sử dụng phân hóa học. Lợi ích trước mắt là hóa học cho hiệu quả nhanh, cây phát triển mạnh, cành nhánh to, lá bóng bẫy.
Tuy nhiên trải qua thời gian dài sử dụng thì cây sầu riêng bắt đầu thể hiện triệu chứng tiêu cực. Cây dễ nhiễm bệnh như bị xì mủ, đề kháng kém, tỉ lệ vàng lá thối rễ cao,…. Bên cạnh đó đất trồng chai sạn, pH giảm, vi sinh vật, cỏ dại không còn đa dạng như trước.
Chính vì thế mà những năm gần đây, bà con quay về chuộng phân hữu cơ hơn. Sau đây xin mời bà con cùng nhìn lại các vai trò của phân hữu cơ đối với cây sầu riêng:
Cung cấp dinh dưỡng, tạo nông sản sạch: hữu cơ giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển bền vững. Song song đó, hữu cơ là tiền đề tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Cải thiện đất trồng: Phân bón hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, giảm xói mòn, giảm nén dẻ, tăng độ tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ nguyên tố kiềm. Từ đó giữ pH ổn định và giúp rễ cây sầu riêng phát triển mạnh mẽ hơn.
Tăng cường hệ vi sinh vật đất: Hữu cơ cung cấp môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi trong đất, đây là lực lượng giúp phân giải chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ được, đồng thời ức chế sự phát triển quá mức của các nhóm vi sinh vật có hại.
Tăng sức đề kháng cho cây: Phân hữu cơ giúp cây sầu riêng tăng cường sức đề kháng đối với các bệnh tật và sâu bệnh hại. Các vườn dùng hữu cơ thường xuyên sẽ có sức chịu đựng cao trước stress thời tiết như quá nóng, quá lạnh, nhiễm hạn mặn, thiếu nước tưới,… ngoài ra tỉ lệ các bệnh như xì mủ, vàng lá thối rễ cũng ít hơn hẳn.
Thúc đẩy ra hoa và tăng năng suất: sử dụng phân hữu cơ giúp nâng hệ số C/N, từ đó tăng thành phần chất khô, giúp cây sầu riêng có đủ dinh dưỡng cần thiết để ra hoa đều đặn, đậu trái tốt và giảm tỷ lệ rụng trái non, từ đó tăng năng suất và chất lượng trái.
CÁCH SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ
Muốn sử dụng hữu cơ cho cây sầu riêng, bà con có rất nhiều sự lựa chọn từ hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh cho đến các dòng hiện đại hơn như phân hữu cơ nở, phân viên, hữu cơ lỏng,… Khi bón cho cây bà con có thể dùng thuần hữu cơ, luân phiên giữa hóa học và hữu cơ hoặc kết hợp cả hai để mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thuần hữu cơ: 4 - 5 kg hữu cơ/gốc
- Xen kẽ hóa học: cử bón hữu cơ, cử sau dùng 300 - 500 gram NPK
Canh tác hiện đại ngày nay, nhiều nhà vườn muốn rút ngắn thời gian hấp thu của cây đồng thời phù hợp hệ thống tưới tự động, giảm thời gian, chi phí về công lao động nên ưa chuộng việc pha lỏng phân để tưới hơn là rải phân hạt.
Đáp ứng các tiêu chí trên thì hữu cơ lỏng tỏ ra rất phù hợp. Trong đó Over Green Gold là hữu cơ lỏng có nguồn gốc thực vật được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Sản phẩm với dung dịch đậm đặc màu nâu đen, đồng nhất, dễ pha và tan tốt trong nước.
Bà con có thể pha chung Over Green Gold với các loại phân hóa học NPK để tưới cho cây trong các trường hợp như tạo cơi đọt, nuôi bông, chạy trái, thúc lớn trái, phục hồi…
Công thức: 0,5 lít Over Green Gold + 3 - 5 kg NPK cho phuy 200 lít (tưới 10 - 12 gốc)
Kính chúc bà con canh tác thuận lợi, trúng mùa trúng giá!