VỤ HÈ THU 2022 KỲ 1 NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT VÀ CANH TÁC

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Hotline: 0976 890 388 - 0939 789 971

Email: anphatnongvinhlong@gmail.com

VỤ HÈ THU 2022 KỲ 1 NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT VÀ CANH TÁC
Ngày đăng: 02/03/2022 02:27 PM

   Hầu hết các trà lúa Đông Xuân chính vụ đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Đây cũng là lúc bà con ráo riết chuẩn bị cho vụ mùa mới – vụ Hè Thu 2022. Theo dự báo thì vụ Hè Thu năm nay sẽ có phần thuận lợi hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên vấn đề về nắng nóng, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn vẫn còn rất nan giải.

 

   Tổng quát thông tin về thời tiết và thủy văn

 

   Theo thông tin từ Thạc sĩ Huỳnh Thị Ngọc Điệp_ Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ mùa mưa năm nay đến sớm, tuy nhiên sẽ thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm. Nền nhiệt độ phổ biến sẽ ở mức trung bình.

 

   Xâm nhập mặn sẽ gia tăng, tuy nhiên sẽ trong tầm kiểm soát. Bà con nên chủ động tích trữ nước ngọt, kiểm tra độ mặn của nước trước khi tưới, nhất là đối với các vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và chịu mặn kém.

 

   Tổng quát thông tin thì vụ hè thu năm nay có phần thuận lợi hơn so với cùng kỳ. Tuy nhiên việc gieo sạ sớm nên thời gian cách ly giữa 2 vụ ngắn, kết hợp nắng nóng làm phát sinh một số vấn đề làm ảnh hưởng sức khỏe cây lúa.

 

   3 lưu ý chính đối với các ruộng lúa sạ sớm vụ Hè thu 

 

Rơm rạ còn sót lại trên ruộng vụ Đông Xuân

 

  Như tập quán canh tác hàng năm thì vụ Hè Thu năm nay vẫn sẽ xuống giống trong điều kiện bất lợi khi rơm rạ chưa kịp phân hủy kết hợp với cao điểm nắng nóng, chắc chắn làm các hoạt động trong đất diễn ra mạnh mẽ, phát sinh ra các độc chất là ảnh hưởng đến cây lúa.

 

   1. Ngộ độc hữu cơ

 

 

Lá lúa bạc trắng do ngộ độc hữu cơ

 

  Rơm rạ phân hủy trong môi trường yếm khí (ngập nước) sẽ sinh ra acid hữu cơ gây độc cho cây lúa. Nhiều bà con chọn giải pháp đốt rơm để giải quyết lượng rơm trên ruộng, tuy nhiên đây là giải pháp được GS. Nguyễn Bảo Vệ ví như “đốt tiền”. Rơm rạ là nguồn nguyên liệu hữu cơ rất tốt cho đất, nên việc đốt rơm chẳng những sẽ làm mất dinh dưỡng của đất mà còn dẫn đến việc rơm rạ không cháy hoàn toàn, phần rễ và gốc rạ sẽ tiếp tục gây ngộ độc hữu cơ.

 

   Giải pháp

 

  • Bán rơm: tuy là vẫn mất lượng hữu cơ từ rơm nhưng thu lại bà con có nguồn thức ăn cho gia súc, nguyên liệu làm nấm, do đó sẽ có thêm thu nhập.

 

  • Sử dụng nấm Trichoderma giúp quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh hơn.

 

  • Chủ động rút nước, xả bỏ độc chất: giai đoạn 15, 30 ngày sau sạ bà con nên tháo nước ra, chú ý chất độc ngoài tan trong nước thì còn có ở thể khí, do đó bà con nên chú ý thời gian rút nước sao cho “răng” nhẹ mặt đất giúp khí độc có thể thoát ra ngoài.

 

   2. Ngộ độc phèn

 

 

Lớp phèn nổi trên mặt nước

 

   Do nước ta có 2 mùa nắng mưa rõ rệt nên vào mùa nắng đất nứt đến tầng phèn tiềm tàng. Điều này làm cho khi mưa xuống, nước mưa kích hoạt tầng phèn này đưa phèn lên mặt khu vực canh tác tạo thành chất độc hại cho lúa mà nông dân hay gọi là “xì phèn”.

 

   Ngộ độc phèn không chỉ làm cho bộ rễ lúa bị hư, hạn chế khả năng hút chất dinh dưỡng mà còn làm cho cây lúa kém phát triển dẫn đến giảm năng suất và chất lượng hạt lúa. Khi bị ngộ độc phèn, cây lúa lùn và nở bụi kém, lá có màu hơi vàng, khi già thì xuất hiện đốm màu nâu.

 

Lúa còi cọc do ngộ độc phèn

 

   Giải pháp

 

  • Khuyến khích bà con có thời gian thì nên cho ruộng ngâm nước trước sạ 2 tuần, sau đó xả nước ra khỏi ruộng để nâng pH đất.

 

  • Đánh rãnh phèn, rãnh xương cá, các rãnh 20x20cm, rãnh cách rãnh từ 6 – 9 mét để giúp phèn được xả ra khỏi ruộng một cách dễ dàng.

 

  • Trường hợp lúa gieo sạ bị ngộ độc phèn thì cần xả nước ra, tiến hành bón vôi (20kg/công), sau khi rải vôi 5 ngày thì nhổ lúa để kiểm tra, nếu thấy bộ rễ màu trắng mướt thì đã đạt yêu cầu.

 

   3. Sốc nhiệt

 

 

Lúa ngã rạp do sốc nhiệt

 

   Thời tiết nắng nóng vụ Hè Thu rất dễ làm cây lúa bị sốc nhiệt, khi đó cây lúa sẽ sản sinh ra độc chất tự hủy làm cháy chóp lá, làm giảm khả năng quang hợp, đồng thời sẽ làm tổn thương phần chóp rễ làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng, cây sinh trưởng kém, còi cọc, gây thất thoát năng suất ruộng lúa.

 

   Do đó cần thiết phải chủ động các thao tác giúp lúa chống sốc, tăng sức đề kháng cho cây cũng như giúp cây khỏe, chống chịu tốt.

 

   Giải pháp

 

  Một trong những giải pháp chống sốc hiệu quả cho lúa là cung cấp hormone Brassinolide_ một chất điều hòa sinh trưởng được các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng trong canh tác lúa bối cảnh biến đổi khí hậu, có tác dụng giúp lúa giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như nắng gắt hay mưa dầm.

  

   Sản phẩm SUPER CAT của công ty An Phát Nông có chứa hormone Brassinolide thế hệ mới_ thế hệ 6 giúp cây trồng dễ hấp thu, điều hòa các quá trình bên trong cây, giúp lúa chống sốc do nhiệt, ngập úng, nhiễm mặn hay phèn.

Sản phẩm Super Cat của công ty An Phát Nông

 

   Ngoài ra sản phẩm có chưa thêm các chất trung vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Bo giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, giúp tăng tỷ lệ nảy mầm, hỗ trợ lúa mau ra rễ.

 

   Sử dụng Super Cat giúp giải quyết 3 nỗi lo chính trong vụ hè thu là ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ và sốc nhiệt. Từ đó giúp nhà nông an tâm canh tác và đạt được năng suất tối đa vào cuối vụ.

 

Đăng ký ngay để nhận khuyến mãi

Hãy kết nối để có thêm thông tin khuyến mãi từ chúng tôi

Zalo
Hotline