Mọt đục cành ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc phát hiện thời điểm và triệu chứng gây hại giúp bà con sớm đưa ra thao tác quản lý hiệu quả. Từ đó giảm tình trạng xì mủ, chết cành, chết cây xảy ra. Sau đây hãy cùng An Phát Nông tìm hiểu về đối tượng này nhé.
Ảnh: Mọt và cành sầu riêng bị mọt tấn công, làm chết vỏ, khô nhánh
Mọt đục cành là gì?
Mọt là loài côn trùng thuộc bộ Cánh Cứng, cơ thể chỉ nhỏ bằng chân nhang nhưng có thể đục sâu vào thân, cành, cổ rễ của các loại cây thân gỗ như sầu riêng, bơ, điều, cà phê…
Loài này có thể gây hại trực tiếp bằng cách đục vào trong gỗ, hướng đục song song hoặc vuông gốc với tầng phát sinh gỗ. Từ đó làm cắt đứt con đường vận chuyển nước và dinh dưỡng nuôi thân cành.
Ngoài ra, mọt có tương quan chặt chẽ với Phythopthora gây ra bệnh xì mủ khô và cộng sinh với nấm Fusarium solani gây bệnh chết ngược rất nguy hiểm.
Ảnh: cây sầu riêng chi chít vết đục của mọt và bệnh xì mủ, chảy nhựa
Cây sầu riêng bao nhiêu tuổi thì dễ bị mọt nhất?
Mọt không những đục vào phần gỗ chết mà ngay cả cành tươi đều trở thành “nhà” của chúng.
Ít xuất hiện ở cây con, mọt chỉ tập trung gây hại từ giai đoạn kinh doanh đến sau thu hoạch. Cây có tuổi đời từ 7 năm trở lên thường bị mọt tấn công nhất.
Đặc biệt các vườn sầu riêng trồng xen cà phê, có tiền sử bị mọt cà phê thì cần đề phòng đối tượng này sớm.
Làm sao để biết mọt chui vào cây?
Ảnh: dấu hiệu nhận biết mọt trên cây sầu riêng
Mặc dù bên trong nhiều đường đục ngoằn nghèo nhưng bên ngoài cửa hang chỉ là các lỗ nhỏ li ti cùng với phần mùn gỗ bị đùn ra. Vị trí thường thấy là dưới dạ cành, ngay chảng ba giữa thân và cành mang trái.
Điểm khó là các đường đục thường bị ẩn dưới lớp vỏ xù xì nên nhà vườn không phát hiện. Mãi đến khi cành bị bội nhiễm xì mủ thành từng đốm có màu tím đen, giọt nhựa nâu, cô đặc đọng bên ngoài, khi cành cho biểu hiện đứng đọt non, vàng lá già, rụng lá ồ ạt thì đã muộn.
Cách quản lý
Giai đoạn chuyển mùa, sau thu hoạch là lúc mọt dễ phát sinh và gây hại. Vì thế, sau khi cắt các cành khô, cành vượt, cành không ý nghĩa mang trái xong, bà con nên tiến hành phun ngừa mọt là hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Đối với các cành có dấu hiệu ngủ ngày, bà con nên kiểm tra tổng quát để đánh giá có mọt xuất hiện hay không. Sau đó quét thuốc trừ mọt kết hợp thuốc trừ bệnh xì mủ lên trên đường đục của mọt.
- Giải pháp bộ 3 trị mọt An Phát Nông bao gồm: phuy 200 lít = 200 ml Redmine + 240ml Thần Công + 100ml Thấm sâu 30 giây (phun toàn vườn)
- Trị mọt và ngừa xì mủ: 1 lít nước = 10ml Arigold 620 + 5ml Redmine + 5ml Thần Công + 5 ml Thấm sâu 30 giây (quét hoặc phun vào đường đục)
Thời điểm phun: công thức bao gồm các chế phẩm dạng sữa, mát cây nên rất an toàn, có thể phun mọi giai đoạn, không làm nóng cây, cháy lá, nám bông.
Mọi thông tin tư vấn về kỹ thuật sầu riêng, kính mời bà con liên hệ về các số điện thoại sau đây
- Tổng đài chăm sóc khách hàng: 0965 890 388
- Kỹ sư Phi Hùng: 0965 570 439