Nhiều người bán tín bán nghi về việc giảm một nửa lượng phân nhưng ruộng lúa vẫn trúng. Bằng những thông tin khoa học cùng kết quả thực tế đồng ruộng cho thấy giải pháp canh tác trúng lúa – nhẹ phân hoàn toàn có cơ sở.
Hình – Ruộng lúa sinh trưởng tốt chỉ với một nửa lượng phân rải gốc
Bối cảnh “5 ký lúa bằng 1 ký phân”
Trong canh tác lúa, bón phân là khâu quan trọng quyết định năng suất. Nhà nông Lê Văn Hạnh – An Giang cho rằng: “Chỉ có việc bón phân đúng chuẩn thì lúa mới trúng đậm, rải phân yếu thì có phun thuốc tiên cây lúa cũng thất”. Đó là nhận định rất đúng về vai trò của phân bón.
Mở rộng hơn vè vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Bảo Vệ – Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ phân tích: “Các dưỡng chất trung vi lượng còn giúp cho cây tăng sức chống chịu, hạn chế sâu bệnh tấn công, góp phần giảm việc sử dụng thuốc BVTV trên ruộng lúa”. Qua đó cho thấy, việc bón phân càng quan trọng hơn.
Trung bình một vụ lúa, nhà nông bón khoảng 50 kg phân các loại để đảm bảo năng suất, những vùng đất phèn nặng thì lượng phân có khi hơn 80 kg. Trước đây, chi phí phân bón chiểm khoảng 10% tổng số tiền thu được khi bán lúa nhưng thời gian gần đây, theo khủng hoảng nguồn cung toàn cầu đã đẩy giá phân bón lên đỉnh. Theo số liệu phân tích, nhà nông phải “bán 5 kg lúa mới đủ tiền mua 1 kg phân”. Như vậy nếu rải lượng phân theo cách cũ thì chi phí phân bón phải tăng tới mức 30% tổng thu nhập của ruộng lúa, lợi nhuận canh tác sẽ bị đẩy xuống thấp.
Vụ đông xuân 2022 đang đến cận kề nhưng tình hình giá cả chưa biết đến ngày nào mới ổn định. Mong muốn chính đáng của bà con là giảm lượng phân bón nhưng vẫn đảm bảo được năng suất. Có nhiều cách nghĩ cách làm nhưng nhà nông còn ngần ngại chưa dám thử, sợ lúa thất. Việc chỉ ra những cơ sở khoa học và số liệu thực tế từ việc giảm phân sẽ giúp bà con có thêm niềm tin ứng dụng vào đồng ruộng nhà mình!
Trong canh tác lúa, bón phân là khâu quan trọng quyết định năng suất. Nhà nông Lê Văn Hạnh – An Giang cho rằng: “Chỉ có việc bón phân đúng chuẩn thì lúa mới trúng đậm, rải phân yếu thì có phun thuốc tiên cây lúa cũng thất”. Đó là nhận định rất đúng về vai trò của phân bón.
Mở rộng hơn vè vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Bảo Vệ – Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ phân tích: “Các dưỡng chất trung vi lượng còn giúp cho cây tăng sức chống chịu, hạn chế sâu bệnh tấn công, góp phần giảm việc sử dụng thuốc BVTV trên ruộng lúa”. Qua đó cho thấy, việc bón phân càng quan trọng hơn.
Trung bình một vụ lúa, nhà nông bón khoảng 50 kg phân các loại để đảm bảo năng suất, những vùng đất phèn nặng thì lượng phân có khi hơn 80 kg. Trước đây, chi phí phân bón chiểm khoảng 10% tổng số tiền thu được khi bán lúa nhưng thời gian gần đây, theo khủng hoảng nguồn cung toàn cầu đã đẩy giá phân bón lên đỉnh. Theo số liệu phân tích, nhà nông phải “bán 5 kg lúa mới đủ tiền mua 1 kg phân”. Như vậy nếu rải lượng phân theo cách cũ thì chi phí phân bón phải tăng tới mức 30% tổng thu nhập của ruộng lúa, lợi nhuận canh tác sẽ bị đẩy xuống thấp.
Vụ đông xuân 2022 đang đến cận kề nhưng tình hình giá cả chưa biết đến ngày nào mới ổn định. Mong muốn chính đáng của bà con là giảm lượng phân bón nhưng vẫn đảm bảo được năng suất. Có nhiều cách nghĩ cách làm nhưng nhà nông còn ngần ngại chưa dám thử, sợ lúa thất. Việc chỉ ra những cơ sở khoa học và số liệu thực tế từ việc giảm phân sẽ giúp bà con có thêm niềm tin ứng dụng vào đồng ruộng nhà mình!
Hình – Qua rồi cái thời bón phân không cần lo giá cả
Cơ sở để giảm phân bón
Nhớ những lời ông cha ta đã truyền dạy qua các câu ca dao tục ngữ: “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”, “nhất thì nhì thục” hay “Phân tro không bằng no nước” đã ngụ ý cho đời sau rằng phân bón luôn sếp sau những yếu tố thời tiết, thời vụ, điều kiện canh tác và hoàn toàn thay thế được bằng những cách khác nhau – “Một cục đất nỏ bằng một giỏ phân” chính là lời khẳng định việc giảm phân bón từ xa xưa đã có giải pháp.
Một bài viết của Giáo sư Võ Tòng Xuân – chuyên gia nông nghiệp chỉ ra rằng: “Hiệu quả sử dụng phân bón ở nước ta chỉ ở mức 30 – 40% với nguyên nhân chính là cây chưa kịp hấp thu thì phân bón đã bị mất đi bằng nhiều con đường khác như bốc hơi, chảy tràn, trực di hay cố định” – Như vậy làm cách nào để tăng hiệu quả sử dụng phân bón?
Giáo sư Nguyễn Bảo Vệ – Giảng viên cao cấp trường Đại học Cần Thơ phân tích về tập quán canh tác lúa hiện nay chưa tận dụng các nguồn dinh dưỡng có sẵn như rơm rạ hoặc dưỡng chất bị cố định trong đất. Thầy giải thích: “Khi bón phân cho ruộng lúa thì cây cần tốn năng lượng để thực hiện quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành dạng hữu dụng mới hấp thu được, ứng với mỗi bước sẽ có sự hao hụt” – Như vậy dùng dạng dinh dưỡng nào cây mới hấp thu hoàn toàn?
Những công nghệ mới giúp phân bón được bảo toàn lâu hơn trong đất như công nghệ áo hạt Avail, kỹ thuật phối trộn humic chưa được bà con ứng dụng nhiều mặc dù cách làm này sẽ bảo vệ phân bón trước sự “giành giựt” của các Ion sắt nhôm.
Nhà nông Nguyễn Văn Thứ – Hậu Giang nói vui rằng: “Ở bên Tây mỗi bữa người ta chỉ ăn một chén cơm kèm một cái đùi gà – thấy ít nhưng vẫn mạnh khỏe, ở Việt Nam chỉ cần cá kho quẹt thì ăn bảy tám chén cơm – không khỏe mà còn bị bao tử”. Ông Thứ cho rằng, việc chỉ sử dụng phân hóa học mà quên đi giải pháp hữu cơ sinh học làm đất bị chai dần, mỗi vụ phải bón nhiều phân hơn mới có năng suất.
Thêm nữa, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cây lúa thường xuyên bị sốc ảnh hưởng đến khả năng hấp thu phân bón. Cần có những cách giúp cây lúa phát triển ổn định trong mọi điều kiện bất lợi thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ được tăng cao, từ đó nhà nông hoàn toàn có thể giảm phân nửa lượng phân bón lên nền ruộng. – Như vậy làm cách nào hỗ trợ cho cây lúa trong điều kiện bất lợi khi vụ Đông Xuân được dự báo lạnh sớm và kéo dài?
Hàng loạt những phân tích, những câu hỏi đặt ra từ canh tác chính là chìa khóa mở cánh cửa tiết kiệm phân bón mà bấy lâu nay bị đóng kín.
Giải pháp canh tác giảm phân bón
Khi đã hình dung ra một qui trình canh tác để giảm lượng lớn phân bón gốc, chúng ta sẽ phân thành các giải pháp cụ thể để nhà nông lựa chọn cho phù hợp với điều kiện canh tác ruộng nhà mình. Có thể điểm qua 4 hướng sau đây:
Giải pháp 1: Tận dụng nguồn dinh dưỡng có sẵn
Nguồn rơm rạ sau thu hoạch chính là nguyên liệu hữu dụng để tiết kiệm phân bón. Với việc phân hủy hoàn toàn 1 tấn rơm rạ sẽ để lại đến 10 kg đạm hữu hiệu cho ruộng lúa. Bên canh đó, khuyến mãi thêm lượng lớn hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật giúp bộ rễ lúa phát triển thuận lợi.
Đối với những vùng đất có lượng Lân bị cố định thì có thể ứng dụng giải pháp vi sinh vật để giải phóng lượng Lân trả lại cho cây trồng hấp thụ.
Hình - Thay vì đốt thì có thể xử lý rơm rạ bằng Trichoderma
Giải pháp 2: Giảm sự thất thoát phân bón khi rải
Đối với phân Đạm như Ure, nhà nông có thể áo hạt phân bằng Humic giúp lượng phân bón được giữ lâu trong đất, hạn chế bốc hơi, trực di.
Đối với phân Lân, có thể bón lót đầu vụ với Lân chậm tan để giảm lượng phân DAP trong cả vụ lúa. Hoặc nhà nông có thể ứng dụng DAP công nghệ áo hạt Avail để hạn chế sự cố định từ Ion Sắt Nhôm.
Thí nghiệm cho thấy chỉ cần 30 kg DAP Avail sẽ tương đương khoảng 50 kg DAP bình thường. Một con số tiết kiệm hấp dẫn khi giá phân DAP thương nhỉnh hơn các loại phân khác.
Giải pháp 3: Sử dụng dinh dưỡng thay thế dạng hữu dụng
Giải pháp sử dụng các dòng dinh dưỡng qua lá là cách hiệu quả nhất để giảm lượng lớn phân bón gốc. Nhà nông ưu tiên sử dụng dinh dưỡng dạng sinh học, dạng hữu cơ, dạng hữu hiệu giúp cây hấp thu một cách trọn vẹn, không bị hao hụt.
Các sản phẩm có thể tham khảo như: Arigold 620 (Lân hữu hiệu hai chiều), Nano K++ (Kali hữu hiệu), Nutri Active Tây Ban nha (16 dưỡng chất thiết yếu), Arilife Tây Ban Nha (L – Amino axit) … Các ruộng lúa c ứng dụng gần đây mang hiểu quả khả quan chỉ cần đầu từ khoảng 30 kg phân bón các loại vẫn có năng suất tương đương với cách cũ
Ảnh – Một qui trình tích hợp tiết kiệm phân bón đang được ứng dụng vào ruộng lúa
Giải pháp 4: Tăng tính hấp thu, chống sốc cho ruộng lúa
Cây lúa sẽ ngừng sinh trưởng ở khoảng nhiệt dưới 20 độ C và trên 33 độ C. Ở vụ Đông Xuân 2022 sắp tới thì khoảng nhiệt độ thấp sẽ trải dài, từ đó việc cây lúa bị sốc lạnh là không thể tránh khỏi.
Muốn giúp cây lúa ổn định, tăng hấp thu phân bón thì phải duy trì bộ lá và bộ rễ khỏe. Để làm được điều này thì không thể bỏ qua chất điều hòa sinh trưởng thế hệ thứ 6 - Brassinolide.
Super Cat là sản phẩm chứa dòng Brassinolide tự nhiên, giúp cây lúa đạt tối đa hiệu quả hấp thu phân bón. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm các trung vi lượng cần thiết đảm bảo cho mọi hoạt động sinh trưởng được diễn ra một cách tốt nhất.
Ảnh – Chống sốc lạnh cho lúa bằng chất điều hòa sinh trưởng Brassinolide
Lời khuyên khi tiết kiệm phân
Trong khâu canh tác, bà con nên thay mới nước ruộng trước khi rải phân sẽ giúp loại bỏ các độc chất giúp rễ lúa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Có thể ứng dụng cách rải phân nền ẩm giúp phân bón ít thất thoát.
Các giải pháp dinh dưỡng thay thế (phun qua lá hoặc trộn phân rải) cần được tiến hành ngay thời điểm bón phân (đợt 1 – đợt 2 – làm đòng) để phát huy hiệu quả cao nhất
Nên giữ lại một lượng nhất định khoảng 5kg/lần bón để giúp thao tác bón phân được dễ dàng, đều tay và giúp bảo toàn cơ cấu của đất. Đất cũng có thành phần hóa học gồm rất nhiều dưỡng chất, việc cắt hẳn lượng phân gốc lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến đất trồng
Ưu tiên các dòng dinh dưỡng có chứa trung vi lượng giúp cây lúa tăng sức chống chịu, hạn chế sâu bệnh qua đó tiết kiệm thêm tiền phun thuốc BVTV
Tích hợp các yếu tố trên, nhiều ruộng lúa đã giảm phân bón một nửa so với trước đây nhưng vẫn đảm bảo được năng suất ruộng lúa, tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư trong bối cảnh giá cả tăng cao. Hi vọng kết quả này sẽ giúp bà con mình có thêm niềm tin vào vụ Đông Xuân 2022 sắp tới!
Công ty An Phát Nông kính chúc quý nhà nông một vụ mùa trúng lúa nhẹ phân!
Lê Trần Hoàng Vũ